Mâm cúng rằm tháng Giêng cần những gì? Cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày giờ nào đẹp? Rằm tháng Giêng có thuộc nhóm ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật không?
Mâm cúng rằm tháng Giêng cần những gì? Cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày giờ nào đẹp?
Tết Âm lịch 2024 đã chính thức đi qua, cùng với đó sẽ là những phong tục truyền thống của Việt Nam ta sẽ tiếp nối. Gần đây nhất chính là rằm tháng Giêng. Do đó mà có rất nhiều người quan tâm mâm cúng rằm tháng Giêng cần những gì? Cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày giờ nào đẹp?
Vậy để giải đáp thắc này, cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Rằm tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch ("Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm), mang ý nghĩa cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.
Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống.
Theo phong tục xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Đây được cho là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm.
Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm: mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.
- Đối với mâm cỗ chay cúng Phật gồm hoa quả tươi, cau, lá trầu và chút rượu trắng, thể hiện sự thanh tịnh và lòng hướng thiện.
- Đối với mâm cỗ mặn cúng gia tiên với các món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, canh măng, nem rán, dưa món, giò chả... thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Ngoài ra, mâm cúng còn có các đồ lễ khác như hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến... góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm và thanh tịnh trong ngày lễ.
Vậy cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, giờ nào đẹp? Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 Âm lịch). Người xưa cho rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nếu gia đình nào bận rộn thì có thể sắp xếp cúng trước rằm tháng Giêng, từ ngày 13 tháng Giêng, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11, 12 tháng Giêng.
Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào thứ Bảy (ngày 24/02 dương lịch) nên các gia đình có thể sắp xếp cúng vào ngày chính rằm (15/01 âm lịch) và có thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo.
Rằm tháng Giêng 2024 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, các gia đình có thể lựa chọn để tiến hành nghi lễ cúng rằm:
Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm: Giờ Thìn (7h – 9h), Giờ Tỵ (9h – 11h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Dậu (17h – 19h)
Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Giờ Thìn (7h – 9h), Giờ Ngọ (11h – 13h), Giờ Mùi (13h – 15h)
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mâm cúng rằm tháng Giêng cần những gì? Cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày giờ nào đẹp? Rằm tháng Giêng có thuộc nhóm ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật không? (Hình từ Internet)
Rằm tháng Giêng có thuộc nhóm ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay chỉ có 06 ngày trường hợp được nghỉ lễ tết và được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng: (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Do đó, có thể thấy rằm tháng Giêng không thuộc nhóm ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật nên sẽ không được nghỉ vào ngày này.
Tuy nhiên nếu người lao động có mong muốn được nghỉ vào ngày Rằm tháng Giêng có thể thỏa thuận với người lao động theo hình thức nghỉ phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Rằm tháng Giêng 2024 có bắn pháo hoa không?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định trên, tuy rằm tháng Giêng là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam nhưng không thuộc những được hợp được phép tổ chức bắn pháo hoa hằng năm.
Do đó, rằm tháng Giêng 2024 sẽ không được phép bắn pháo hoa. Trừ trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Tỉnh Đắk Lắk có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Đắk Lắk giáp với tỉnh nào?
- Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?