Bộ Tư lệnh Quân khu 7 địa chỉ ở đâu? Các hình thức kỷ luật trong quân đội nhân dân là gì?

Anh chị cho tôi hỏi Bộ Tư lệnh Quân khu 7 có địa chỉ ở đâu, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Quân khu 7 bao gồm những tỉnh thành nào? Mong được giải đáp!

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 địa chỉ ở đâu?

Quân khu 7 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 7 quân khu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đông Nam Bộ mở rộng

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đặt ở số 204 Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1975, đây là Trại Trần Hưng Đạo và là trụ sở Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 10/12/1945, thành lập Quân khu 7 bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Đinh, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh.

Năm 1976, Quân khu 7 tiếp nhận tỉnh Long An từ Quân khu 8 vừa giải thể.

Năm 1999, Quân khu 7 tiếp nhận tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng từ Quân khu 5 chuyển sang.

Ngày nay, Quân khu 7 gồm 9 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên), Bình Thuận (vùng duyên hải Nam Trung Bộ), Long An (vùng đồng bằng sông Cửu Long), và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 địa chỉ ở đâu? Các hình thức kỷ luật trong quân đội nhân dân là gì?

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 địa chỉ ở đâu? Các hình thức kỷ luật trong quân đội nhân dân là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang đến năm 2030 như thế nào?

Theo tiết 2.1 Tiểu mục 2 Mục 2 của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có một số điểm nổi bật về mục tiêu cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang như sau:

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Theo đó, cơ cấu tiền lương lực lượng vũ trang được quy định cụ thể tại tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

+ Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang (bảng lương quân đội), gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Các hình thức kỷ luật trong quân đội nhân dân là gì?

Theo Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về hình thức kỷ luật thì đối với từng đổi tượng sẽ có các hình thức xử lý khác nhau, cụ thể là:

[1] Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước quân hàm sĩ quan;

- Tước danh hiệu quân nhân.

[2] Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Hạ bậc lương;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước danh hiệu quân nhân.

[3] Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan-binh sĩ

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước danh hiệu quân nhân.

[4] Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Trân trọng!

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi mới ra đời Quân đội Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Binh nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mặc Tiểu lễ phục mùa đông trong Quân đội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Chu Tường Vy
5,829 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào