Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Căn cứ Danh mục bổ sung danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2024 tỉnh Bình Phước về nhân nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc thời kỳ cách mạng như sau:
STT | Tên | Tóm tắt thân thế sự nghiệp, lịch sử danh nhân văn hoá và sự kiện | Dự kiến cấp đường | Ghi chú |
… | … | … | … | … |
91 | Văn Tiến Dũng | Văn Tiến Dũng (1917-2002). Quê quán xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tham gia cách mạng năm 1936 và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1937). Lần lượt giữ các chức: Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hà Đông, tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ; bị thực dân Pháp bắt, đày đi Sơn La, vượt ngục (1941), bị bắt và lại vượt ngục, bị kết án tử hình vắng mặt; Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc kỳ (1945); Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Chính ủy Liên khu III; Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1954-1978); Trưởng Đoàn đại biểu của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp Đình chiến thi hành Hiệp định Genève về Việt Nam (1954); Chỉ huy các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên (1975); Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Đại tướng (1974), Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1987); Đại biểu quốc hội các khóa II-VII. Ông được tặng thưởng nhiều huân huy chương như Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác. | II | |
… | … | … | … | … |
Theo đó, Đồng chí Văn Tiến Dũng là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Như vậy, vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)? (Hình từ Internet)
Có những cấp tướng nào trong Quân đội nhân dân?
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo đó, sĩ quan cấp tướng trong Quân đội nhân dân có 4 bậc quân hàm là Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.
Ai có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng trong Quân đội nhân dân?
Theo Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan:
Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Theo đó, Chủ tịch nước có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng trong Quân đội nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?