Chủ tịch Công đoàn Việt Nam hiện tại là ai? Danh sách các Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua 12 kỳ Đại hội gồm những ai?
Chủ tịch Công đoàn Việt Nam hiện tại là ai? Danh sách các Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua 12 kỳ Đại hội gồm những ai?
Căn cứ hướng dẫn tại Tiểu mục 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu như về Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua 12 kỳ Đại hội như sau:
Kỳ Đại hội | Chủ tịch |
Đại hội Công đoàn lần thứ 1 | Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 2 | Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Tuyên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 3 | Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 4 | Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 5 | Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đến tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam |
Đại hội Công đoàn lần thứ 6 | Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 7 | Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 8 | Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 9 | Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 10 | Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 11 | Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 12 | Đồng chí Bùi Văn Cường, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Theo đó tại Đại hội Công đoàn lần thứ 13 nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã nhất trí bầu ông Nguyễn Đình Khang giữ vị trí chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13.
Bên cạnh đó Đại hội cũng đã bầu 5 phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam gồm ông Phan Văn Anh, ông Ngọ Duy Hiểu, bà Thái Thu Xương, ông Huỳnh Thanh Xuân, ông Nguyễn Xuân Hùng.
Do đó, Chủ tịch Công đoàn Việt Nam là ông Nguyễn Đình Khang.
Chủ tịch Công đoàn Việt Nam hiện tại là ai? Danh sách các Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua 12 kỳ Đại hội gồm những ai? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
- Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
- Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên như sau:
Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
...
2. Nhiệm vụ của đoàn viên
a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Như vậy, nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm có:
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn;
- Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
- Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?