Sự khác biệt giữa đại học và cao đẳng? Có được trao danh hiệu cử nhân sau khi tốt nghiệp cao đẳng không?
Sự khác biệt giữa đại học và cao đẳng?
Về pháp luật điều chỉnh:
- Chương trình đại học chịu sự điều chỉnh của Luật Giáo dục đại học 2012 đưa ra.
- Chương trình cao đẳng điều chỉnh của quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp 2018 đưa ra.
Về thời gian học tập:
-Thời gian học tập tại đại học thường kéo dài từ 4-5 năm, tùy thuộc vào chương trình và ngành học. Trải qua một quá trình học tập dài, sinh viên có thời gian để tiếp thu và làm chủ kiến thức chuyên môn, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Thời gian học tập chương trình cao đẳng ngắn hơn so với đại học, thường từ 2-3 năm. Thời gian học ngắn hơn giúp sinh viên nhanh chóng bước vào công việc sau khi tốt nghiệp và tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Điều này rất hữu ích đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng thực hành cụ thể và tương tác với khách hàng hoặc công chúng.
Về mục tiêu học tập:
- Mục tiêu của đại học là cung cấp kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tập trung vào việc đào tạo sinh viên với những kiến thức chuyên sâu trong một ngành cụ thể.
- Mục tiêu chính chương trình cao đẳng là đào tạo kỹ năng thực tiễn, giúp sinh viên sẵn sàng cho công việc sau khi tốt nghiệp. Cao đẳng tập trung vào trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết để tham gia vào lực lượng lao động một môi trường công nghiệp cụ thể.
Về kiến thức chuyên môn:
- Đại học cung cấp cho sinh viên hàng trăm ngành học khác nhau để lựa chọn. Trong 02 năm đầu, đại học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức môn đại cương và kỹ năng cơ bản. Sau đó, sinh viên sẽ tiếp tục chuyên sâu vào ngành học của mình, học các môn chuyên ngành và tham gia vào các dự án nghiên cứu.
- Chương trình học tại cao đẳng tập trung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành liên quan trực tiếp đến ngành nghề. Cao đẳng thường có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp phát triển kỹ năng cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Lưu ý: Thông tin về sự khác biệt giữa đại học và cao đẳng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Sự khác biệt giữa đại học và cao đẳng? Có được trao danh hiệu cử nhân sau khi tốt nghiệp cao đẳng không? (Hình từ Internet)
Có được trao danh hiệu cử nhân sau khi tốt nghiệp cao đẳng không?
Căn cứ Mục 24 Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH thì bằng cao đẳng tùy vào ngành, nghề đào tạo mà trong bằng sẽ được ghi là: Danh hiệu Cử nhân thực hành hoặc Danh hiệu Kỹ sư thực hành.
Đồng thời, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về trao bằng danh hiệu cử nhân như sau:
Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
...
c) Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.
Như vậy, khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên có thể sẽ được trao bằng với danh hiệu cử nhân thực hành tùy theo ngành học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường cao đẳng?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường cao đẳng bao gồm:
- Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp, trường cao đẳng theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của nhà trường;
- Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc;
- Tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của nhà trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường;
- Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Mẫu báo cáo định kỳ tình hình cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước từ 25/12/2024?
- 04 quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi từ 01/01/2025?
- Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
- Ngân hàng thông báo các trường hợp sẽ bị tạm dừng giao dịch từ ngày 01/01/2025?