Người bệnh được xuất viện trong trường hợp nào? Người lao động ra viện cần giấy tờ gì để hưởng chế độ ốm đau?
Người bệnh được xuất viện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về điều trị nội trú như sau:
Điều trị nội trú
1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
3. Việc chuyển khoa được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh;
b) Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới.
4. Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh quy định tại Điều 15 của Luật này, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;
b) Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
6. Khi người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.
Như vậy, người bệnh được xuất viện khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh đã ổn định;
- Có cam kết của người bệnh;
- Có cam kết của người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
Người bệnh được xuất viện trong trường hợp nào? Người lao động ra viện cần giấy tờ gì để hưởng chế độ ốm đau? (Hình từ Internet)
Người lao động ra viện cần giấy tờ gì để hưởng chế độ ốm đau?
Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi khoản điểm 2.1 khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, để được hưởng chế độ ốm đau thì người lao động phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Bản sao giấy ra viện của người lao động;
- Trường hợp người bệnh khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì phải có bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh tại nước ngoài cấp.
Lưu ý: Giấy ra viện của người lao động phải đảm bảo tuân thủ theo đúng nội dung và hướng dẫn được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Người lao động nằm viện có được hưởng lương không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
...
Như vậy, trường hợp người lao động nằm viện được xem là nghỉ do ốm đau hoặc thai sản hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cho nên, người lao động nằm viện cũng thuộc một trong các chế độ mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận.
Theo đó, trong thời gian người lao động nằm viện thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định và người sử dụng lao động sẽ không bắt buộc phải trả lương trong khoảng thời gian nằm viện của người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?