Chế độ BHXH khi bố mẹ mất được quy định như thế nào?
Chế độ BHXH khi bố mẹ mất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ BHXH khi bố mẹ mất được quy định như sau:
[1] Trợ cấp mai táng (Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Trường hợp bố mẹ mất thì người con (người lo mai táng) được nhận một lần trợ cấp mai táng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
+ Bố mẹ mất là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Bố mẹ mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bố mẹ mất.
[2] Trợ cấp tuất một lần (Theo Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Bố mẹ là các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
+ Người lao động chết không thuộc các trường hợp nhận trợ cấp tuất hằng tháng theo khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
+ Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp nhận trợ cấp tuất hằng tháng theo khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng.
+ Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Mức trợ cấp được xác định theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
[3] Trợ cấp tuất hằng tháng (Theo 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Bố mẹ là các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần.
- Đang hưởng lương hưu.
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
*Thân nhân của bố mẹ mất thuộc các trường hợp trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
*Trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; các đối tượng khác phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. (Theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Chế độ BHXH khi bố mẹ mất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bố mẹ mất người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trường hợp bố mẹ mất (bao gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của vợ hoặc chồng) thì người lao động có thể nghỉ theo diện nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lương, cụ thể như:
- Đối với nghỉ việc riêng: Người lao động được hưởng nguyên lương và được nghỉ 03 ngày tuy nhiên, phải thông báo với người sử dụng lao động.
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về số ngày nghỉ không hưởng lương khi bố mẹ mất.
Yêu cầu người lao động làm thêm giờ cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ cần đáp ứng điều kiện như sau:
[1] Phải được sự đồng ý của người lao động.
[2] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
[3] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?