Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Giấy xác nhận dân sự là một loại văn bản được sử dụng để chứng minh và xác nhận một số thông tin về tình trạng dân sự của một cá nhân, cụ thể là xác nhận không vi phạm pháp luật:
- Xác nhận không có tiền án, tiền sự: Dùng để xin việc làm, xin học bổng, xuất khẩu lao động, hoặc các mục đích khác theo yêu cầu.
- Xác nhận không vi phạm chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước: Dùng để xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ứng cử vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước, hoặc các mục đích khác theo yêu cầu.
Giấy xác nhận dân sự cũng có thể được sử dụng cho một số mục đích khác như:
- Xin cấp hộ chiếu
- Xin nhập học
- Xin visa
- Giải quyết thủ tục hành chính
Sau đây là mẫu giấy xác nhận dân sự mới nhất 2024 có thể tham khảo:
Tải về miễn phí mẫu giấy xác nhận dân sự mới nhất 2024 tại đây tải về
Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền mẫu giấy xác nhận dân sự:
[1] Thông tin cá nhân: Công dân điền đầy đủ thông tin gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi công tác… của người đó.
[2] Thông tin nhân thân: Ở phần này, người làm đơn điền đầy đủ thông tin của bố, mẹ, vợ, chồng gồm: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú, nơi công tác... của từng người (nếu có).
[3] Mục đích xin xác nhận: Người làm đơn trình bày nguyện vọng của mình xin cơ quan chính quyền xác nhận cho bản thân người. Mục này sẽ có nội dung theo từng nội dung mà công dân muốn xác nhận dân sự.
[4] Phần cuối đơn: Người làm đơn cam kết các thông tin ghi trong đơn là đúng sự thật, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào đơn cùng với điền ngày tháng năm làm đơn.
Công dân có những phương thức nào để bảo vệ quyền dân sự của mình theo quy định pháp luật?
Theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Theo đó, khi công dân có căn cứ cho rằng quyền dân sự của mình bị xâm phạm thì công dân có quyền tự bảo vệ theo quy định pháp luật, cụ thể là tự bảo vệ theo các phương thức sau:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Tuy nhiên việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự gồm có các nguyên tắc sau:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ xác lập quyền dân sự của công dân là gì?
Theo Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
- Hợp đồng.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu tài sản.
- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
- Thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?