Doanh nghiệp trả lương nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp có được trả lương nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu không?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP và Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể như sau:
- Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng
- Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng
- Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng
- Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng
Theo đó, doanh nghiệp trả lương cho nhân viên theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Doanh nghiệp trả lương nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trả lương nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi trả lương nhân viên thấp hơn lương tối thiểu có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì có thể bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Người lao động có được khiếu nại khi doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu không?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Căn cứ theo quy định này, khi doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì người lao động có thể chủ động bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách khiếu nại.
Người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?