Quán cafe mở nhạc để phục vụ khách có phải trả tiền bản quyền không?
Quán cafe mở nhạc để phục vụ khách có phải trả tiền bản quyền không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về việc trả tiền bản quyền với quán cafe mở nhạc phục vụ khách như sau:
Giới hạn quyền liên quan
1. Các trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình bao gồm:
...
b) Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
...
Thêm vào đó, căn cứ Điều 34 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các tổ chức, cá nhân phải trả tiền bản quyền như sau:
Sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
1. Sử dụng tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ; bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để sử dụng tại nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại; câu lạc bộ thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; quán bar, vũ trường; trong hoạt động hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại có bản chất tương tự.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng, cung cấp danh mục, thời lượng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã sử dụng và trả tiền bản quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không tìm thấy hoặc không liên lạc được với chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình thì tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục tìm kiếm, quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 23 của Nghị định này.
...
Như vậy, quán cafe mở nhạc để phục vụ khách không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bài hát. Chủ quán cafe có nghĩa vụ phải liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả bài hát để thỏa thuận và trả tiền bản quyền.
Quán cafe mở nhạc để phục vụ khách có phải trả tiền bản quyền không? (Hình từ Internet)
Mức tiền bản quyền mà quán cafe phải trả khi mở nhạc phục vụ khách trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền?
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định mức tiền bản quyền như sau:
Như vậy, số tiền bản quyền mà quán cafe mở nhạc để phục vụ khách phải chi trả hàng năm sẽ bằng Mức lương cơ sở nhân với Hệ số điều chỉnh cụ thể như sau:
- Quán cafe có tổng diện tích không lớn hơn 15 m2: Hệ số điều chỉnh là 0,35/15 m2/năm.
- Quán cafe có tổng diện tích trên 15 m2 đến 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,04/m2/năm.
- Quán cafe có tổng diện tích trên 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,02/m2/năm.
Lưu ý, mức tiền bản quyền này áp dụng đối với quán cafe tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Đô thị loại I thì áp dụng 80% khung giá; Đô thị loại II áp dụng 60% khung giá; Đô thị loại III áp dụng 40% khung giá; Đô thị loại IV áp dụng 20% khung giá; Đô thị loại V áp dụng 10% khung giá.
Chủ quán cafe không trả tiền khi mở nhạc phục vụ khách thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 35 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về trả tiền bản quyền như sau:
Trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
...
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 34 của Nghị định này không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục II của Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp không trả tiền bản quyền trong thời hạn 90 ngày kể từ khi sử dụng thì phải dừng việc tiếp tục sử dụng.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với quán cafe không trả tiền bản quyền như sau:
Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;
b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.
...
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với tổ chức như sau:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, quán cafe mở nhạc để phục vụ khách mà không trả tiền bản quyền trong thời hạn 90 ngày kể từ khi sử dụng thì phải dừng việc sử dụng. Nếu vẫn vi phạm, quán cafe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt trên áp dụng cho cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tác giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?