Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi nếu cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Cửa hàng muốn sử dụng thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng cần đáp ứng điều kiện gì? Mong được giải đáp.

Cửa hàng muốn sử dụng thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:

Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;
c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;
d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;
đ) Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định này, khách hàng khi mua hàng tại cửa hàng sẽ được bảo đảm bí mật thông tin của mình, bao gồm cả hóa đơn mua hàng.

Trong trường hợp muốn sử dụng thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng, cửa hàng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với khách hàng về mục đích sử dụng thông tin hóa đơn của khách hàng;

- Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với khách hàng và phải được khách hàng đồng ý;

- Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi sử dụng thông tin hóa đơn của khách hàng;

- Tự mình hoặc có biện pháp để khách hàng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

- Chỉ được chuyển giao thông tin hóa đơn của khách hàng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:

Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

Theo đó, cá nhân hành vi tự ý công khai thông tin hóa đơn của khách hàng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là mức phạt tiền sẽ từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Trường hợp thông tin hóa đơn mua hàng là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt trên, cụ thể đó là:

- Cá nhân vi phạm: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

- Tổ chức vi phạm: phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Các hành vi nào bị cấm theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024) thì các hành vi bị cấm đó là:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Trân trọng!

Hóa đơn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn lẻ khi bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không lập hóa đơn hàng hóa, dịch vụ khuyến mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi bị cấm liên quan đến hóa đơn chứng từ gồm những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn giải trình thuế mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn giải trình thuế về hóa đơn bỏ trốn chuẩn xác nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập hóa đơn thiếu dòng Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có được chấp nhận không?
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí trên 100 nghìn đồng không có hóa đơn có được tính vào chi phí hợp lý không
Hỏi đáp pháp luật
Thiết bị in hóa đơn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn
Nguyễn Thị Kim Linh
122 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hóa đơn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào