Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì?

Cho tôi hỏi ấn chỉ thuế là gì và ấn chỉ thuế có những gì? Mong được giải đáp!

Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì?

Theo Tiểu mục 1 Mục 5 Phần 1 Quy trình quản lý ấn chỉ được ban hành kèm theo Quyết định 2262/QĐ-TCT năm 2020 quy định về ấn chỉ thuế như sau:

Ấn chỉ thuế bao gồm: các loại hóa đơn, các loại biên lai thuế, các loại biên lai phí, lệ phí, các loại ấn chỉ khác.

Trong đó:

- Các loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng (bao gồm cả Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan), Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý được quản lý như hóa đơn, Các loại hóa đơn khác (tem, vé, thẻ,...).

- Biên lai thuế gồm: Biên lai thu thuế, biên lai thu tiền phạt (có mệnh giá, không có mệnh giá), chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; biên lai thu tiền, Tem thuốc lá sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai thuế.

- Biên lai phí, lệ phí gồm: Các loại biên lai phí, lệ phí không mệnh giá; các loại biên lai phí, lệ phí có mệnh giá; Tem rượu sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai phí, lệ phí.

- Ấn chỉ khác gồm: các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo...

Như vậy, có thể hiểu định nghĩa ấn chỉ thuế là các loại giấy tờ có giá do cơ quan thuế phát hành, được sử dụng để thu các khoản thuế, phí, lệ phí khác nhau cho ngân sách nhà nước.

Ấn chỉ thuế gồm các loại sau: ấn chỉ thuế là các loại hóa đơn, biên lai thuế, biên lai phí lệ phí, các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo,...

Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì?

Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì? (Hình từ Internet)

Quy định về quản lý, sử dụng kho ấn chỉ thuế như thế nào?

Tại Tiểu mục 2 Mục 1 Phần 2 Quy trình quản lý ấn chỉ được ban hành kèm theo Quyết định 2262/QĐ-TCT năm 2020 quy định về quản lý danh mục kho ấn chỉ như sau:

Hiện nay trên ứng dụng quản lý ấn chỉ có các loại kho ấn chỉ sau:

- Loại Kho chính: Là kho chứa các loại ấn chỉ còn giá trị sử dụng.

- Loại Kho chờ hủy: Là kho chứa các loại ấn chỉ không còn giá trị sử dụng, ấn chỉ bị lồi, ấn chỉ bị ẩm ướt, mối xông, chuột cắn... không sử dụng được chờ để hủy.

- Loại Kho mẫu: Là kho chứa các loại ấn chỉ dùng để cấp mẫu (mở tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế).

- Loại Kho liên lưu: Kho chứa các liên lưu Biên lai thuế.

- Loại Kho theo dõi riêng: Sử dụng để nhập, xuất ấn chỉ do ngành thuế phát hành của tổ chức, cá nhân khi thay đổi cơ quan Thuế quản lý trong nội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Việc quản lý, sử dụng kho ấn chỉ thuế như sau:

[1] Tại Tổng cục Thuế: Vụ Tài vụ quản trị quản lý các loại kho trên ứng dụng quản lí ấn chỉ do Tổng cục Thuế tạo và kho hiện vật để phục vụ cho nhu cầu quản lý, sử dụng.

[2] Tại Cục Thuế, Chi cục Thuế:

- Phòng, Đội Tuyên truyền hỗ trợ: quản lý các loại kho trên ứng dụng quản lý ấn chỉ do Cục Thuế, Chi cục Thuế tạo.

- Văn phòng hoặc Phòng Tài vụ - Quản trị - ấn chỉ, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ: quản lý kho hiện vật.

Căn cứ các loại Kho nêu trên, cơ quan Thuế các cấp có thể tạo nhiều Mã Kho và Tên kho tương ứng với từng Loại Kho trên ứng dụng quản lý ấn chỉ để phục vụ cho nhu cầu quản lý, sử dụng tại cơ quan Thuế.

Giá bán ấn chỉ thuế được quy định như thế nào?

Tại Tiểu mục 9.2 Mục 9 Phần 2 Quy trình quản lý ấn chỉ được ban hành kèm theo Quyết định 2262/QĐ-TCT năm 2020 quy định về giá bán ấn chỉ như sau:

Giá bán ấn chỉ
Vụ TVQT tại Tổng cục Thuế, Phòng TTHT tại Cục Thuế thực hiện:
- Tổng cục Thuế xác định giá bán ấn chỉ giá bán ấn chỉ do Tổng cục Thuế phát hành để áp dụng thống nhất tại cơ quan Thuế các cấp; Cục Thuế xác định giá bán ấn chỉ do Cục Thuế phát hành để áp dụng thống nhất tại Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc.
- Giá bán ấn chỉ do Tổng cục Thuế và Cục Thuế đặt in được xác định như sau:
+ Giá bán ấn chỉ = Giá in + Chi phí phát hành.
+ Chi phí phát hành = Giá in x 25%.
Lưu ý:
Trường hợp trong năm giá đặt in một loại ấn chỉ thay đổi, hợp đồng in ấn chỉ mới phải lập danh mục ấn chỉ mới và ký hiệu ấn chỉ mới.
Ví dụ: Năm 2019, tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương:
In lần 1 : Giá đặt in 20.000đ/quyển, bắt đầu từ số 0000001 của ký hiệu 37AA/19P.
In lần sau trong cùng năm: Giá đặt in 25.000đ/quyển, bắt đầu từ số 0000001 của ký hiệu 37AB/19P.

Theo đó, giá bán ấn chỉ thuế do Tổng cục Thuế và Cục Thuế đặt in được xác định như sau:

- Giá bán ấn chỉ = Giá in + Chi phí phát hành.

- Chi phí phát hành = Giá in x 25%.

Trân trọng!

Hóa đơn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng tự ý công khai thông tin hóa đơn mua hàng của khách hàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn lẻ khi bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không lập hóa đơn hàng hóa, dịch vụ khuyến mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi bị cấm liên quan đến hóa đơn chứng từ gồm những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn giải trình thuế mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn giải trình thuế về hóa đơn bỏ trốn chuẩn xác nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập hóa đơn thiếu dòng Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có được chấp nhận không?
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí trên 100 nghìn đồng không có hóa đơn có được tính vào chi phí hợp lý không
Hỏi đáp pháp luật
Thiết bị in hóa đơn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn
Chu Tường Vy
458 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hóa đơn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào