Nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng theo TCVN 9361:2012 như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng theo TCVN 9361:2012 như thế nào? (Câu hỏi của anh Quân - Bình Dương)

Nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng theo TCVN 9361:2012 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 TCVN 9361:2012, nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng bao gồm:

[1] Trình tự và biện pháp thi công xây dựng nền và móng phải phối hợp với các công tác xây dựng những công trình ngầm, xây dựng đường sá của công trường và các công tác khác của “chu trình không”.

CHÚ THÍCH: Chuỗi công việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng, rồi lấp đất lại (đến cao trình ban đầu) được gọi là chu trình không.

[2] Việc lựa chọn biện pháp thi công, xây dựng nền và móng phải xét đến các số liệu khảo sát địa chất công trình đã thực hiện khi thiết kế công trình. Trong trường hợp điều kiện địa chất công trình thực tế của khu vực xây dựng không phù hợp với những tính toán trong thiết kế thì cần tiến hành những nghiên cứu bổ sung về địa chất.

[3] Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng khi xây dựng nền và móng phải thỏa mãn những yêu cầu của thiết kế theo những tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng.

[4] Khi xây dựng nền và móng phải có sự kiểm tra kỹ thuật của cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các biên bản nghiệm thu trung gian cho các bộ phận kết cấu ấy.

[5] Khi móng xây dựng trên các loại đất có tính chất đặc biệt (như đất lún ướt, đất đắp...) cũng như móng của các công trình đặc biệt quan trọng thì phải tổ chức việc theo dõi chuyển vị của móng và biến dạng của công trình trong thời kỳ xây dựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế có tính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.

Sau khi xây dựng xong, cơ quan sử dụng công trình phải tiếp tục việc theo dõi nói trên.

Nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng theo TCVN 9361:2012 như thế nào?

Nguyên tắc chung khi thi công xây dựng nền và móng theo TCVN 9361:2012 như thế nào? (Hình từ Internet)

Chỉ dẫn chung khi cải tạo đất thi công xây dựng nền và móng ra sao?

Theo quy định tại Tiểu mục 7.1 Mục 7 TCVN 9361:2012, chỉ dẫn chung khi cải tạo đất thi công xây dựng nền và móng như sau:

[1] Việc cải tạo đất có thể tiến hành để nâng cao cường độ và độ ổn định của đất hay giảm tính thấm nước của nó bằng phương pháp xi măng hóa, sét hóa, bitum hóa, silicat hóa, nhựa hóa và bằng nhiệt.

Tất cả các phương pháp trên, trừ phương pháp cải tạo bằng nhiệt có thể ứng dụng khi nhiệt độ của đất được cải tạo không dưới 0 °C và của dung dịch bơm không dưới 5 °C. Cải tạo đất bằng nhiệt có thể tiến hành ở nhiệt độ âm.

[2] Các tài liệu khảo sát địa chất công trình khu vực dự định cải tạo cần phải bao gồm các số liệu sau:

- Cấu tạo địa chất công trình và điều kiện địa chất thủy văn của khu vực;

- Trọng lượng riêng, trọng lượng thể tích độ rỗng và độ ẩm của đất;

- Các đặc trưng về cường độ và mô đun biến dạng của đất tự nhiên;

- Hệ số thấm đất; hướng và tốc độ vận động của nước ngầm, thành phần hóa học của chúng;

- Sức chống nén một trục tức thời của mẫu đất đã cải tạo ở trong phòng hay ngoài trời.

[3] Các giải pháp thiết kế công tác cải tạo đất cần phải có các nội dung sau:

- Số liệu về thể tích khối đất cần cải tạo; tổng khối lượng các loại vật liệu cần thiết để hoàn thành công việc; thời gian hoàn thành công việc; các hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và giao thông vận chuyển để bảo đảm tiến hành công việc; cũng như các cơ sở của phương án thiết kế đã chọn;

- Mặt bằng khu vực, có khoanh vùng khối đất cải tạo;

- Các sơ đồ bố trí các ống phun hay các hố khoan công tác và kiểm tra (thẳng đứng, nằm ngang, nghiêng rẻ quạt) cùng với cấu trúc, độ sâu, đường kính của chúng và độ lệch hướng cho phép;

- Sơ đồ các ống dẫn dung dịch (dẫn hơi và dẫn khí);

- Bảng liệt kê các thiết bị dụng cụ khoan, bơm, phun;

- Các chỉ dẫn về chế độ của quá trình cải tạo đất (Lượng tiêu hao đơn vị, nhiệt độ các dung dịch sử dụng, áp suất và thời gian bơm);

- Các giải pháp về quy trình công nghệ của công việc.

[4] Loại và kích thước các móng và nền đất đã cải tạo, cũng như áp lực trung bình tác dụng lên nền đất đã cải tạo tính toán theo tổ hợp đặc biệt và tổ hợp cơ bản các loại tải trọng phải được quy định trong thiết kế công trình.

[5] Công tác nghiệm thu kết quả cải tạo đất cần phải quy định tương ứng với các yêu cầu của thiết kế về kích thước khối đất và các đặc trưng của đất đã gia cố.

Các số liệu sau cần phải được trình bày khi nghiệm thu:

- Các mặt bằng và lát cắt khối đất đã cải tạo cùng với vị trí thực tế các ống bơm và các lỗ khoan;

- Các lý lịch kỹ thuật của các vật liệu sử dung;

- Các nhật ký kiểm tra công việc (Phụ lục E, Phụ lục F và Phụ lục G);

- Các số liệu về cường độ, tính không thấm nước, độ ổn định nước của đất đã cải tạo.

Để nén chặt các đất lún ướt khi thi công xây dựng nền và móng cần áp dụng các biện pháp nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 9361:2012, để nén chặt các đất lún ướt khi thi công xây dựng nền và móng cần áp dụng các biện pháp sau:

- Trong phạm vi vùng biến dạng của nền hoặc một phần của nó, nén chặt bề mặt bằng vật đầm nặng, làm đệm đất, đầm nén hố móng có hình dáng và chiều sâu đã định.

- Trong phạm vi toàn bộ lớp lún ướt của nền, nén chặt sâu bằng cọc đất và thấm ướt trước.

Việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số các biện pháp nén chặt do thiết kế quyết định.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị kiểm soát báo cháy và phát hiện cháy là gì theo Tiêu chuẩn Quốc gia TTCVN 9310-3:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoảng cách an toàn ngăn không chạm tới vùng nguy hiểm được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7014 : 2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định độ axit béo trong các sản phẩm nghiền từ ngũ cốc theo TCVN 8800:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Đưa máy xây dựng vào làm việc phải đảm bảo yêu cầu như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4087:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đám cháy được phân loại như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5040 : 1990?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2848-1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ công trình phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống biển bao gồm tối thiểu các yếu tố nào theo TCVN 13890:2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Dương Thanh Trúc
575 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào