Yêu cầu chung về quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016?
Đất nhiễm mặn được trồng lúa là đất gì?
Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016 quy định như sau:
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Đất nhiễm mặn (Soil salinization)
Đất nhiễm mặn được trồng lúa là đất có độ nhiễm mặn với tổng số muối tan có trị số từ 0,25 % đến 0,5 % trọng lượng đất khô khi không áp dụng đúng quy trình tưới.
2.2
Lượng nước tưới trong một vụ sản xuất (The amount of water in a production)
Tổng lượng nước (m3) cung cấp cho một đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ sản xuất (thường tính m3/ha).
2.3
Lượng nước tưới một đợt (một lần) (Watering a session (once))
Lượng nước (m3) cung cấp cho một đơn vị diện tích gieo trồng trong một đợt (một lần) theo sinh trưởng của cây lúa.
2.4
Mức nước tương ứng (That water corresponds)
Chiều sâu lớp nước trên mặt ruộng tương ứng với lượng nước từng đợt tưới (cm)
Như vậy, đất nhiễm mặn được trồng lúa là đất có độ nhiễm mặn với tổng số muối tan có trị số từ 0,25 % đến 0,5 % trọng lượng đất khô khi không áp dụng đúng quy trình tưới.
Yêu cầu chung về quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016 quy định yêu cầu chung:
3 Yêu cầu chung
3.1 Tưới sâu thường xuyên
Đảm bảo liên tục trên mặt ruộng có một lớp nước từ 10 cm đến 15 cm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Khi lớp nước trên mặt ruộng giảm xuống còn 10 cm lại tiến hành bổ sung nước đến 15 cm.
3.2 Tưới linh hoạt theo thời tiết
Thời kỳ hạn nặng dùng công thức tưới sâu thường xuyên, duy trì lớp nước trên mặt ruộng từ 10 cm đến 15 cm. Thời kỳ hạn ít dùng công thức tưới vừa thường xuyên, duy trì lớp nước mặt trên ruộng từ 6 cm đến 9 cm. Thời kỳ mưa nhiều dùng công thức tưới nông thường xuyên, duy trì lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 6 cm.
[...]
Như vậy, yêu cầu chung về quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn như sau:
[1] Tưới sâu thường xuyên
- Đảm bảo liên tục trên mặt ruộng có một lớp nước từ 10 cm đến 15 cm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
- Khi lớp nước trên mặt ruộng giảm xuống còn 10 cm lại tiến hành bổ sung nước đến 15 cm.
[2] Tưới linh hoạt theo thời tiết
- Thời kỳ hạn nặng dùng công thức tưới sâu thường xuyên, duy trì lớp nước trên mặt ruộng từ 10 cm đến 15 cm.
- Thời kỳ hạn ít dùng công thức tưới vừa thường xuyên, duy trì lớp nước mặt trên ruộng từ 6 cm đến 9 cm.
- Thời kỳ mưa nhiều dùng công thức tưới nông thường xuyên, duy trì lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 6 cm.
[3] Với kỹ thuật làm đất là làm ải thì khi áp dụng công thức tưới sâu thường xuyên và tưới linh hoạt theo thời tiết kết hợp rửa mặn thì lượng nước tăng thêm (1500 m3/ha)
[4] Quy trình tưới theo công thức tưới sâu thường xuyên và tưới linh hoạt theo thời tiết, được áp dụng cho cả hai vụ lúa đông xuân và mùa (hè thu); áp dụng cho giống lúa cao cây, mạ gieo ruộng.
[5] Một số chỉ tiêu cho phép đối với đất nhiễm mặn trồng lúa như sau:
[6] Quy trình này được áp dụng cho đất nhiễm mặn chuyên canh lúa nhiều năm, có năng suất tương đối ổn định.
Quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016 quy định quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn như sau:
[1] Quy trình tưới cho lúa mùa (hè thu) trên đất nhiễm mặn
[2] Quy trình tưới lúa đông xuân trên đất nhiễm mặn (tưới sâu thường xuyên
[3] Quy trình tưới lúa đông xuân trên đất nhiễm mặn (tưới linh hoạt)
- Áp dụng công thức tưới linh hoạt theo thời tiết
- Áp dụng công thức tưới linh hoạt theo thời tiết
[4] Gắn qui trình tưới với quy trình sản xuất trên đồng ruộng
Ví dụ: Tổng mức tưới trong một vụ đông xuân với biện pháp làm đất là làm ải và công thức tưới sâu thường xuyên (luôn duy trì lớp nước mặt ruộng có chiều sâu 15 cm) có tổng mức tưới là 6500 m3 được chia làm 9 lần một lần ngả ải làm đất kết hợp rửa mặn đầu vụ và 8 lần theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Quy trình thực hiện như sau:
- Ngả ải kết hợp rửa mặn đầu vụ: Đưa nước vào ruộng đạt 15cm chiều sâu. Thực hiện ngâm ruộng từ 3 đến 5 ngày rồi tháo bỏ hết nước. Sau đó tiếp tục đưa nước vào ruộng đạt 15 cm, rồi cầy bừa vỡ, bón lót phân chuồng, đạm, lân và cấy.
- Sau từ 10 đến 15 ngày lúa bén chân làm cỏ sục bùn lần 1, lấy nước bổ sung vào ruộng để duy trì lớp nước mặt ruộng có độ sâu 15 cm.
- Sau từ 10 đến 15 ngày làm cỏ lần 2 và lấy nước vào ruộng thêm (đầu đẻ nhánh).
- Sau từ 10 đến 15 ngày (lúa đẻ rộ) cũng làm như trên đủ 9 lần (hoặc 8 lần nếu làm dầm) tưới như trong bảng quy trình tưới đã thiết lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?