Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay do người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên ký mà không thông qua Hội đồng thành viên?
- Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì, cái vai trò như thế nào?
- Ai có quyền quyết định đối với hợp đồng vay của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
- Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay do người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên ký mà không thông qua Hội đồng thành viên?
Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì, cái vai trò như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
...
Đồng thời tại khoản 1 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
...
Theo đó, Hội đồng thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay do người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên ký mà không thông qua Hội đồng thành viên? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định đối với hợp đồng vay của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên như sau:
Hội đồng thành viên
...
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
...
Đồng thời tại khoản 2 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Chủ tịch Hội đồng thành viên như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên
...
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
...
Qua đó có thể thấy, Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ thay mặt Hội đồng thành viên ký hợp đồng vay có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên chứ không có quyền thông qua hợp đồng vay đó.
Quyền thông qua hợp đồng vay có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc về Hội đồng thành viên
Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay do người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên ký mà không thông qua Hội đồng thành viên?
Tại khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
...
3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Theo đó, trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Đồng thời tại Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện thì khi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên ký hợp đồng vay mà không thông qua Hội đồng thành viên sẽ xảy ra những hậu quả như sau:
[1] Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
[2] Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
[3] Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đã công nhận giao dịch.
[4] Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?