Mùng mấy sàn chứng khoán giao dịch trở lại? Lịch giao dịch chứng khoán sau Tết Âm lịch 2024?
Mùng mấy sàn chứng khoán giao dịch trở lại? Lịch giao dịch chứng khoán sau Tết Âm lịch 2024?
Theo lịch nghỉ giao dịch vào dịp tết Âm lịch 2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại Thông báo 1943/TB-SGDHCM năm 2023 như sau:
Mặt khác theo Thông báo 5270/TB-SGDHN năm 2023 về việc công bố lịch nghỉ giao dịch trong năm 2024 như sau:
Như vậy, mùng 6 Tết (tức ngày 15/02/2024) sàn chứng khoán HOSE và HNX sẽ mở giao dịch chứng khoán trở lại.
Lịch giao dịch chứng khoán sau Tết Âm lịch 2024 được thông báo như sau:
- Sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh): Từ 9h15 đến 11h30 sáng và 13h đến 14h30 chiều.
- Sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội): Từ 9h đến 11h30 sáng và 13h đến 14h30 chiều.
- Sàn UPCOM: Từ 9h đến 11h30 sáng và 13h đến 15h chiều.
Mùng mấy sàn chứng khoán giao dịch trở lại? Lịch giao dịch chứng khoán sau Tết Âm lịch 2024? (Hình từ Internet)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát giao dịch chứng khoán qua các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 95/2020/TT-BTC, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát giao dịch chứng khoán qua các nội dung như sau:
[1] Trên cơ sở báo cáo của các thành viên giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, kết quả giám sát tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các nguồn thông tin khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành phân tích, làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với giao dịch nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.
[2] Giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định tại Mục 2 Chương 2 Thông tư 95/2020/TT-BTC.
[3] Giám sát hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương 2 Thông tư 95/2020/TT-BTC.
[4] Chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phân tích làm rõ các giao dịch có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của thị trường.
[5] Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng sau:
- Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt.
- Thành viên của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ.
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
- Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán.
- Ngân hàng giám sát, ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán.
- Các đối tượng khác có liên quan.
Nguyên tắc khớp lệnh khi giao dịch chứng khoán như thế nào?
Theo Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022, nguyên tắc khớp lệnh khi giao dịch chứng khoán được quy định như sau:
[1] Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
*Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
*Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
[2] Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
- Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
- Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
[3] Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: Giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?