Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
...
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
...
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Người có hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ mà không thuộc các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:
- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm e khoản 4; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
...
Như vậy, người nào có hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vận chuyển trái phép pháp nổ.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Cá nhân sử dụng pháo hoa như thế nào là hợp pháp?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định sử dụng pháo hoa:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định trên, cá nhân sử dụng pháo hoa hợp pháp là khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
(2) Sử dụng pháp hoa trong các trường hợp sau:
- Lễ, tết.
- Sinh nhật
- Cưới hỏi
- Hội nghị
- Khai trương
- Ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
(3) Cá nhân mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?