Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn cho mọi loại hình doanh nghiệp 2024?
Khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn có cần lập biên bản không?
Tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
...
Theo đó, khi góp vốn bằng tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì các bên tham gia phải lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn để xác nhận.
Biên bản giao nhân tài sản góp vốn gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
- Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
- Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn cho mọi loại hình doanh nghiệp 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn cho mọi loại hình daonh nghiệp 2024?
Giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên hoặc cổ đông vào công ty. Giấy chứng nhận góp vốn có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp có tranh chấp, giấy chứng nhận góp vốn sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy chứng nhận góp vốn dùng để thực hiện các mục đích sau:
- Để thành viên hoặc cổ đông xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty. Giấy chứng nhận góp vốn sẽ ghi nhận các thông tin về số vốn góp, tỷ lệ sở hữu vốn, quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc cổ đông trong công ty.
- Để công ty quản lý vốn góp của thành viên hoặc cổ đông. Giấy chứng nhận góp vốn sẽ giúp công ty xác định được số vốn góp của từng thành viên hoặc cổ đông, từ đó quản lý vốn góp một cách hiệu quả.
- Để làm căn cứ giải quyết tranh chấp giữa thành viên hoặc cổ đông với công ty. Trong trường hợp có tranh chấp giữa thành viên hoặc cổ đông với công ty về việc góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Sau đây là mẫu giấy chứng nhận góp vốn cho các loại hình doanh nghiệp mới nhất 2024 có thể tham khảo:
[1] Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần:
[2] Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH, công ty hợp danh: tải về
[3] Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã:
Quy tắc cần lưu ý khi góp vốn thành lập công ty TNHH MTV là gì?
Tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì các quy tắc cần lưu ý khi thực hiện góp vốn thành lập công ty như sau:
- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?