Lịch nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những ngày nào?
Người lao động nước ngoài có chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động không?
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Đồng thời tại Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là những người có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động tại Việt Nam
Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Lao động 2019
Lịch nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những ngày nào? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những ngày nào?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lịch nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những ngày cụ thể sau:
[1] Nghỉ các ngày lễ tết giống như người lao động Việt Nam gồm:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
[2] Nghỉ lễ tết của riêng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
- Tết cổ truyền dân tộc
- Ngày Quốc khánh của nước họ
Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trình tự gia hạn giấy phép lao động như sau:
Trình tự gia hạn giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Theo đó, thủ tục gia hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người sử động lao động nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động từ 05 đến 45 ngày trước ngày hết hạn giấy phép lao động;
Bước 2: Cơ quan đã cấp giấy phép lao động kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, cơ quan đã cấp giấy phép lao động gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?