Tổng hợp 06 mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn xác, phổ biến 2024?
Nghiệm thu là gì?
Nghiệm thu có thể hiểu là quá trình kiểm tra, đánh giá để xác nhận rằng một công việc, dự án, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành đáp ứng đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đã đề ra. Mục tiêu chính của nghiệm thu là đảm bảo chất lượng và tính chính xác của công việc, dự án, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Tổng hợp 06 mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn xác, phổ biến 2024? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 06 mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn xác, phổ biến 2024?
Dưới đây là tổng hợp 06 mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn xác, phổ biến 2024 như sau:
[1] Biên bản nghiệm thu công việc Tại đây
[2] Biên bản nghiệm thu bàn giao Tại đây
[3] Biên bản nghiệm thu các thiết bị máy móc sử dụng
[4] Biên bản nghiệm thu khi quyết toán công trình
[5] Biên bản về nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành
[6] Biên bản về nghiệm thu tư vấn giám sát
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng phải đảm bảo những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu công việc xây dựng như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
...
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
...
Như vậy, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Tên công việc được nghiệm thu.
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu.
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu.
- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo;
- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Nghiệm thu công việc xây dựng được thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu công việc xây dựng, cụ thể như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
....
Theo đó, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu.
Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?