Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động khác nhau như thế nào?
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động khác nhau như thế nào?
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động là hai khái niệm khác nhau, có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động | Chấm dứt hợp đồng lao động | |
Khái niệm | Là việc tạm thời không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng lao động do nguyên nhân khách quan hoặc do thỏa thuận của các bên. | Là việc chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động giữa các bên do thỏa thuận, do hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng hoặc do nguyên nhân khách quan. |
Trường hợp | Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: - Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; - Lao động nữ mang thai; - Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; - Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. (Quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019) | Các trường hợp chấm dứt hợp đồng - Hết hạn hợp đồng lao động - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc. - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. (Quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019) |
Quyền lợi | Được ưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động nếu hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. (Quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019) Được nhận lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. (Quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019) | Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật. (Quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 47 Bộ luật Lao động 2019) Người lao động được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. |
Trách nhiệm của các bên | Người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động. Người lao động phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tạm hoãn hợp đồng lao động. | Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. (Quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019) |
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động không trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì bị xử lí như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
Theo quy định trên, người lao động sau khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày.
Người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.
Trường hợp người lao động không trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời hạn 15 ngày thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có nghĩa vụ như sau:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạonghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?