Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?
Hợp đồng trả góp là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay trả góp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.
...
Đồng thời tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Qua đó hợp đồng trả góp là một băn bản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng về việc cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng và công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.
Khi thực hiện cho vay tiêu dùng và vay tiêu dùng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.
- Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.
Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Hợp đồng trả góp của công ty tài chính cho vay tiêu dùng gồm có những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về hợp đồng cho vay tiêu dùng như sau:
Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;
- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Phương thức cho vay;
- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
- Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;
- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;
- Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng;
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được công ty tài chính chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;
- Các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp và quy định của pháp luật có liên quan; biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng;
- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với công ty tài chính và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để công ty tài chính thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi công ty tài chính chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn.
Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;
- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
- Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?
Để bên vay có thể kiểm tra hợp đồng trả góp của mình còn bao nhiêu tháng thì bên vay có thể thực hiện kiểm tra theo những cách sau:
Cách 1: Kiểm tra thông qua website của công ty tài chính:
Bước 1: Truy cập vào website của công ty tài chính
Bước 2: Nhập số CCCD/CMND qua Thông tin thanh toán
Bước 3: Kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng
Cách 2: Kiểm tra qua app của công ty tài chính
Bước 1: Tải app của công ty tài chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả góp
Bước 2: Đăng nhập và kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng
Cách 3: Kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của công ty tài chính
Khách hàng có thể đến trực tiếp của công ty tai chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả góp để yêu cầu các nhân viên giao dịch kiểm tra thông tin trả góp của mình còn bao nhiêu tháng.
Lưu ý: Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?