Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành chi tiết, mới nhất 2024?
Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành chi tiết, mới nhất 2024?
Theo Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2022 ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, thì bảng lương tối thiểu của 63 tỉnh thành như sau:
Tải Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành chi tiết, mới nhất 2024 Tại đây
Lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/06/2024. Từ ngày 01/7/2024, theo phương án khuyến nghị, mức lương tối thiểu vùng có thể tăng lên là 6%, cụ thể như:
- Vùng 1: 23.800 đồng - hiện nay là 22.500 đồng.
- Vùng 2: 21.200 đồng - hiện nay là 20.000 đồng.
- Vùng 3: 18.600 đồng - hiện nay là 17.500 đồng.
- Vùng 4: 16.600 đồng - hiện nay là 15.600 đồng.
Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành chi tiết, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Theo đó, đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
[1] Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
[2] Người sử dụng lao động của Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:
- Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 như: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2TV trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh,...
- Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
[3] Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng.
Việc áp dụng địa bàn vùng khi xác định mức lương tối thiểu vùng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, khi xác định mức lương tối thiểu vùng thì việc áp dụng địa bàn vùng cần đảm bảo xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng 4 thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Doanh nghiệp khó khăn có được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
Căn cứ quy định Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mức lương được trả cho theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do đó dù doanh nghiệp có khó khăn thì cũng phải đảm bảo trả lương cho người lao động không được dưới mức lương tối thiểu vùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công 2025 chi tiết?
- Cách gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán? Các hoạt động văn hóa tinh thần cho đoàn viên công đoàn tại TP.HCM dịp tết Ất Tỵ 2025?
- Lỗi bấm còi, rú ga xe máy liên tục 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?