Quy định nghỉ phép khi người lao động có người thân mất mới nhất 2024? Có được tính lương không? Cần giấy tờ gì?
Quy định nghỉ phép khi người lao động có người thân mất mới nhất 2024? Có được tính lương không?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, khi gia đình người lao động có người thân mất, người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày và được hưởng nguyên lương.
Những người thân gồm: cha mẹ đẻ, cha nuôi, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi.
Trường hợp người thân của người lao động là ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột chết thì được nghỉ không hưởng lương 01 ngày.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm thời gian nếu cần thiết. Thời gian nghỉ thêm này sẽ không được hưởng lương.
Lưu ý: Khi người thân mất, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.
Quy định nghỉ phép khi người lao động có người thân mất mới nhất 2024? Có được tính lương không? Cần giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Nghỉ phép khi có người thân mất cần giấy tờ gì?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương khi có người thân mất. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể người lao động cần phải có giấy tờ gì khi nghỉ phép trong trường hợp này.
Thông thường, người lao động sẽ phải làm đơn xin nghỉ phép trình lên người sử dụng lao động. Trong đơn xin nghỉ phép, người lao động cần ghi rõ lý do nghỉ phép, thời gian nghỉ phép và cam kết sẽ hoàn thành công việc trước khi nghỉ phép.
Dưới đây là đơn xin phép mới nhất năm 2024 như sau:
Tải về mẫu đơn xin phép Tại đây
Người lao động không từ chối cho nhân viên nghỉ khi có người thân mất thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
...
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, khi người thân người lao động mất thì người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Trường hợp người sử dụng lao động từ chối cho nhân viên nghỉ khi có người thân mất thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?