Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường 2024?
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường 2024?
Tại Thông tư 02/2022/TT-BTC có quy định biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường như sau:
(1) Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường
- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm 1 (trừ các dự án hoặc cơ sở quy định tại mục (2), (3): 50 triệu đồng/giấy phép.
- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm 2 hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép.
(2) Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
(3) Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã đi vào hoạt động
(4) Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.
(5) Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường. Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.
(6) Trường hợp các dự án hoặc cơ sở đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường, trong đó có lồng ghép nhiều nội dung đề nghị cấp phép (gồm: thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các nội dung khác):
Mức phí được xác định là mức phí đối với dự án hoặc cơ sở cao nhất quy định tại mục (1), (2), (3) Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường.
(7) Phân nhóm dự án, cơ sở, chủng loại phế liệu, thiết bị xử lý chất thải thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường 2024? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về đối tượng phái có giấy phép môi trường, như sau:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Như vậy, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Lưu ý: Nếu đối tương trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3.
Giấy phép môi trường có thời hạn bao nhiêu năm?
Tại khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về nội dung giấy phép môi trường như sau:
Nội dung giấy phép môi trường
....
4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường.
Như vậy, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:
- Đối với dự án đầu tư nhóm 1: 07 năm
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1: 07 năm
- Đối với đối tượng không dự án đầu tư nhóm 1 và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1: 10 năm
Lưu ý: Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?