02 bảng lương viên chức 2024 mới nhất?
02 bảng lương viên chức 2024 mới nhất?
Từ ngày 01/7/2024 là thời điểm bắt đầu thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 sau 03 lần hoãn, cụ thể là:
[Lần 1] Lùi cải cách tiền lương vì Covid-19
[Lần 2] Tiếp tục lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp
[Lần 3] Hoãn cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở năm 2023
Theo Mục 15 Phụ lục Nhiệm vụ cụ thể giao các Bộ, cơ quan địa phương trong tháng 11 năm 2023 và thời gian tới ban hành kèm theo Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ của Bộ Nội vụ như sau:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, thể chế hóa các quy định của Đảng, Quốc hội về chính sách cải cách tiền lương, bảo đảm khả thi, chất lượng và đúng tiến độ.
Qua đó, việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 01/7/2024
Đồng thời tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về nội dung cải cách tiền lương thì bảng lương viên chức. cán bộ công chức, lực lượng vũ trang như sau:
[1] Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
[2] Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
[3] 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an
Như vậy, từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới thì 02 bảng lương viên chức sẽ gồm có:
- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối vớiviên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Bảng lương viên chức cụ thể sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và sẽ được cập nhật sớm nhất có thể
02 bảng lương viên chức 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)
05 khoản phụ cấp của viên chức bị bãi bỏ sau khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Tại tiểu tiết d tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành như sau:
- 05 khoản phụ cấp bị bãi bỏ gồm:
(1) Phụ cấp thâm niên nghề;
(2) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
(3) Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
(4) Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
(5) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Ngoài ra, trong việc sắp xếp lại các khoản phụ cấp để thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì sẽ còn có một số nội dung sau:
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước. Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Các khoản chi ngoài lương của viên chức bị bãi bỏ sau khi cải cách tiền lương có những gì?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như sau:
Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (đối với ngân sách địa phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
...
- Tiền bồi dưỡng họp;
- Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án;
- Hội thảo
- Các khoản chi ngoài lương khác theo quy định pháp luật
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?