Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không?
Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không?
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Trong đó, có đề cập đến nội dung, sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng tương đương với mức tăng 30% kể từ ngày 01/7/2024.
Như vậy, những nội dung cải cách tiền lương trong khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 và Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội gồm các nội dung dưới đây sẽ bị hoãn thực hiện, bao gồm:
- Tiền lương trung bình của công chức, viên chức có thể tăng khoảng 30%
- Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm cho cán bộ, công chức từ 2025
- Mức lương ngành giáo dục sẽ tăng cao hơn so với mặt bằng chung
- Áp dụng 05 bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng cho 09 đối tượng
...
Do đó mà có nhiều người vẫn đang thắc mắc có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 nữa không. Về vấn đề này, tại điểm 5.2 khoản 5 Điều 3 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 đã nêu rõ:
5. Tổ chức thực hiện
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...
Như vậy, việc hoãn cải cách tiền lương chỉ là tạm thời. Trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.
Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được áp dụng mức lương cơ sở?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng mức lương cơ sở bao gồm:
[1] Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019)
[2] Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019)
[3] Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019)
[4] Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP
[5] Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP)
[6] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
[7] Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân
[8] Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
[9] Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân
[10] Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Mức lương cơ sở tăng thì mức đóng BHXH tự nguyện tối đa của người lao động có tăng không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều 10. Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
...
Như vậy, mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Do đó, có thể khẳng định khi mức lương cơ sở tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa của người lao động cũng sẽ tăng lên theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Quy định về mặc Tiểu lễ phục mùa đông trong Quân đội mới nhất 2024?
- Từ ngày 01/01/2025, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được cấp biển số xe và đăng ký tạm thời trong các trường hợp nào?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?