Kết cấu cơ bản của giày vải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009?
Kết cấu cơ bản của giày vải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009 quy định kết cấu cơ bản của giày vải như sau:
(1) Phần mũ giày
Phần mũ giày thường bao gồm, nhưng không bắt buộc, các chi tiết sau:
- Lắc
- Dây giày
- Ôdê
- Nẹp ôdê
- Lưỡi gà
- Viền cổ
- Ba ghết
- Khóa kéo
- Má giày
- Pho hậu
(2) Phần đế giày
Phần đế giày thường bao gồm, nhưng không bắt buộc, các chi tiết sau:
- Mặt nguyệt
- Viền trong
- Viền ngoài
- Tầu bò
- Mác
- Đế ngoài
- Chân gò mũ giày
- Độn phẳng, độn điền đầy
- Mặt tẩy
Kết cấu cơ bản của giày vải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009? (Hình từ Internet)
Giày vải có yêu cầu kỹ thuật như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009 quy định yêu cầu kỹ thuật đối với giày vải:
Yêu cầu kỹ thuật
6.1. Yêu cầu ngoại quan
Mỗi đôi giày phải có màu sắc đồng đều, cân đối, và Không được có các khuyết tật sau:
- Mặt vải bị bẩn lỗi sợi và bị sờn;
- Đế giày, viền ngoài, viền mũi, pho mũi chứa các tạp chất, bị bẩn, ố màu;
- Vải lót bên trong bị ố, bong nhăn;
- Đường máy bị đứt, nhảy mũi chỉ;
6.2. Yêu cầu hóa học
6.2.1. Yêu cầu đối với nguyên liệu là vải
Phần mũ giày bằng vải phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Độ bền màu với nước: độ bền màu cấp 3-4 và độ dầy màu cấp 3-4.
+ Hàm lượng amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm AZO không được vượt quá 30 mg/kg (30 ppm).
+ Hàm lượng formaldehyt không vượt quá 75 mg/kg (75 ppm) đối với giày người lớn, 30 mg/kg (30 ppm) đối với giày trẻ em.
6.2.2. Yêu cầu đối với các chi tiết bằng da
Hàm lượng Crom VI trong da thuộc không được vượt quá 3 mg/kg (3 ppm).
6.3. Yêu cầu cơ lý
6.3.1. Độ bền mài mòn
Lượng mài mòn cao su đế không được lớn hơn 280 mm3/40 m.
6.3.2. Độ cứng
Độ cứng cao su đế phải từ 55 SoA đến 70 SoA.
6.3.3. Độ bền uốn gấp
Đế giày phải không bị rạn nứt trước khi đạt tối thiểu 20 000 chu kỳ uốn.
6.3.4. Độ bền kết dính
Độ bền kết dính giữa cao su với vải không được nhỏ hơn 2 N/mm.
Như vậy, yêu cầu kỹ thuật đối với giày vải như sau:
(1) Yêu cầu ngoại quan
Mỗi đôi giày phải có màu sắc đồng đều, cân đối, và Không được có các khuyết tật sau:
- Mặt vải bị bẩn lỗi sợi và bị sờn;
- Đế giày, viền ngoài, viền mũi, pho mũi chứa các tạp chất, bị bẩn, ố màu;
- Vải lót bên trong bị ố, bong nhăn;
- Đường máy bị đứt, nhảy mũi chỉ;
(2) Yêu cầu hóa học
- Yêu cầu đối với nguyên liệu là vải: Phần mũ giày bằng vải phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Độ bền màu với nước: độ bền màu cấp 3-4 và độ dầy màu cấp 3 - 4.
+ Hàm lượng amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm AZO không được vượt quá 30 mg/kg (30 ppm).
+ Hàm lượng formaldehyt không vượt quá 75 mg/kg (75 ppm) đối với giày người lớn, 30 mg/kg (30 ppm) đối với giày trẻ em.
- Yêu cầu đối với các chi tiết bằng da: Hàm lượng Crom VI trong da thuộc không được vượt quá 3 mg/kg (3 ppm).
(3) Yêu cầu cơ lý
- Lượng mài mòn cao su đế không được lớn hơn 280 mm3/40 m.
- Độ cứng cao su đế phải từ 55 SoA đến 70 SoA.
- Đế giày phải không bị rạn nứt trước khi đạt tối thiểu 20 000 chu kỳ uốn.
- Độ bền kết dính giữa cao su với vải không được nhỏ hơn 2 N/mm.
Giày vải được sản xuất theo các cỡ nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009 quy định cỡ số, kích thước:
Cỡ số, kích thước
Giày được sản xuất theo các cỡ từ 17 đến 49 (theo hệ Pháp). Cỡ số và kích thước của giày được quy định trong TCVN 7316.
CHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu của khách hàng, cho phép nhà sản xuất quy đổi sang hệ khác theo quy định trong TCVN 7316.
Theo đó, giày vải được sản xuất theo các cỡ từ 17 đến 49 (theo hệ Pháp).
Hệ cỡ số Pháp được xây dựng sau khi thực tế cho thấy việc phân chia cỡ số dựa trên khoảng cách 1 cm bộc lộc nhiều thiếu sót.
Người ta đã chia 2 cm thành 3 phần bằng nhau (mỗi phần bằng khoảng 6,667mm) và hệ cỡ số cách nhau khoảng 6,667 mm giữa 2 cỡ số liên tiếp được gọi là hệ cỡ số Pháp. Hệ cỡ số Pháp được bắt đầu từ cỡ số 17 (= 11,33 cm) và kết thúc ở cỡ số 49 (= 32,66 cm).
Dựa vào lứa tuổi và giới tính của người sử dụng, giày được phân thành 8 nhóm cỡ số, mỗi nhóm cỡ số được đánh số tương ứng như sau:
- Nhóm 0: Giày trẻ sơ sinh (có chiều dài bàn chân từ 105 mm đến 140 mm).
- Nhóm 1: Giày trẻ em tuổi mẫu giáo (có chiều dài bàn chân từ 145 mm đến 165 mm).
- Nhóm 2: Giày trẻ em tuổi học sinh (có chiều dài bàn chân từ 170 mm đến 190 mm).
- Nhóm 3: Giày trẻ em tuổi học sinh (có chiều dài bàn chân từ 195 mm đến 230 mm).
- Nhóm 4: Giày nữ tuổi học sinh (có chiều dài bàn chân từ 215 mm đến 250 mm).
- Nhóm 5: Giày nữ (có chiều dài bàn chân từ 215 mm đến 285 mm).
- Nhóm 6: Giày nam tuổi học sinh (có chiều dài bàn chân từ 220 mm đến 270 mm).
- Nhóm 7: Giày nam (có chiều dài bàn chân từ 245 mm đến 320 mm).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?