Bãi bỏ giới hạn mức tăng học phí từ năm học 2023 - 2024 đối với từng cấp học?
Bãi bỏ giới hạn mức tăng học phí từ năm học 2023 - 2024 đối với từng cấp học?
Ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) như sau:
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Học phí từ năm học 2023 - 2024:
a) Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.
b) Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt”.
....
Mặt khác, tại Điều 2 Nghị định 97/2023/NĐ-CP có bãi bỏ quy định sau:
Bãi bỏ quy định sau
Bãi bỏ khoản 3 Điều 31.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 81/2021/NĐ-CP về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
....
3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung và mức tăng học phí hằng năm không quá 7,5%/năm từ năm học 2023 - 2024; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập xác định mức học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và kiểm định chất lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 11, mức tăng học phí không quá 12,5%/năm từ năm học 2026 - 2027.
.....
Theo đó, trước đây quy định về khung học phí từ năm học 2023-2024 trở đi đối với từng cấp học được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng tăng không quá 7,5%/năm.
Tuy nhiên, theo quy định mới sửa đổi tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP, thì Chính phủ thông báo sẽ giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Học phí sẽ được thu dựa trên các căn cứ dưới đây sau khi trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt:
- Cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Định mức chi phí.
Lưu ý: Nội dung bãi bỏ giới hạn mức tăng học phí từ năm học 2023 - 2024 áp dụng cho giáo dục mầm non và phổ thông.
Bãi bỏ giới hạn mức tăng học phí từ năm học 2023 - 2024 đối với từng cấp học? (Hình từ Internet)
Việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về thu học phí như sau:
Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
.....
Như vậy, việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục được thực hiện theo các hình thức sau:
- Thu định kỳ hàng tháng.
- Thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm nếu người học tự nguyện.
- Thu theo số tháng thực học đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Thu theo tín chỉ, cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
*Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông: Thu tối đa 9 tháng/năm.
Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp: Thu tối đa 10 tháng/năm.
Đối với trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học.
Đối tượng nào không phải đóng học phí?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, đối tượng không phải đóng học phí bao gồm:
- Học sinh tiểu học trường công lập.
- Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?