Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đẩy đủ cả năm 2024?
Tết Âm lịch 2024 (hay còn nhiều tên gọi khác như Tết ta, Tết Nguyên đán,...) đang đến gần, đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Để chuẩn bị đón Tết, nhiều người đã tìm mua lịch âm 2024 - lịch vạn niên 2024.
Lịch âm 2024 - lịch vạn niên 2024 là một loại lịch được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Lịch này được tính dựa trên chu kỳ vận hành của Mặt Trăng, có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
Lịch âm 2024 - lịch vạn niên 2024, một cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng nhiều thông tin hữu ích, giúp chúng ta theo dõi thời gian, các ngày lễ, tết, các ngày kiêng kỵ,...
Ngoài ra, lịch âm 2024 - lịch vạn niên 2024 còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện sự gắn bó của người Việt Nam với truyền thống, với cội nguồn, cần được gìn giữ và phát huy.
Dưới đây là bảng lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đẩy đủ cả năm 2024:
Lịch âm tháng 1 năm 2024
Lịch âm tháng 2 năm 2024
Lịch âm tháng 3 năm 2024
Lịch âm tháng 4 năm 2024
Lịch âm tháng 5 năm 2024
Lịch âm tháng 6 năm 2024
Lịch âm tháng 7 năm 2024
Lịch âm tháng 8 năm 2024
Lịch âm tháng 9 năm 2024
Lịch âm tháng 10 năm 2024
Lịch âm tháng 11 năm 2024
Lịch âm tháng 12 năm 2024
Theo lịch âm, còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa năm 2024?
Tính đến ngày 2 tháng 1 năm 2024 dương lịch (tức ngày 21 tháng 12 âm lịch), còn 39 ngày nữa đến giao thừa năm 2024.
Giao thừa năm 2024 âm lịch là ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão, rơi vào thứ Sáu ngày 9 tháng 2 năm 2024 dương lịch.
Xem thêm: Năm 2024 âm lịch bắt đầu vào ngày bao nhiêu?
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đẩy đủ cả năm 2024? (Hình từ Internet)
Vào dịp Tết Âm lịch, phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung giờ nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định về tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim như sau:
Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim
1. Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.
3. Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.
4. Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ.
Theo đó, vào dịp Tết Âm lịch 2024, phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung giờ có thời gian từ 18 đến 22 giờ.
Người lao động có được xin nghỉ về quê ăn Tết Âm lịch sớm và vẫn được hưởng nguyên lương không?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm cụ thể như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó, Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương với số ngày như sau:
- 12 ngày đối với người làm công việc bình thường.
- 14 ngày đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm sẽ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. (Ví dụ: Làm việc được đủ 06 tháng thì sẽ có 06 ngày phép năm).
Đồng thời, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Từ những căn cứ trên, người lao động có thể xin nghỉ về quê ăn Tết Âm lịch sớm và vẫn được hưởng nguyên lương nếu số phép năm vẫn còn. Tuy nhiên, trước tiên muốn nghỉ để về quê ăn Tết Âm lịch sớm thì người lao động cũng phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ người sử dụng lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.