Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Áp dụng tập quán trước hay áp dụng tương tự pháp luật trước?
Áp dụng tương tự pháp luật là gì?
Theo từ điển luật học giải thích về áp dụng tương tự pháp luật như sau:
Áp dụng tương tự pháp luật: Là giải quyết vụ việc pháp lí cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung giống (tương tự) vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chung. Là biện pháp mang tính chất tạm thời nhằm khắc phục những lỗ hổng của pháp luật.
Áp dụng tương tự pháp luật được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và là một biện pháp khắc phục những hạn chế và tình trạng chưa thật đầy đủ của những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Việc áp dụng tương tự pháp luật nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc dân sự đã phát sinh nhưng chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc tập quán để điều chỉnh, giải quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng tương tự pháp luật dân sự phải tuân theo những điều kiện và nguyên tắc nhất định.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Áp dụng tập quán trước hay áp dụng tương tự pháp luật trước? (Hình từ Internet)
Áp dụng tập quán trước hay áp dụng tương tự pháp luật trước?
Theo Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tập quán như sau:
Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Áp dụng tập quán cũng là một biện pháp khắc phục những hạn chế và tình trạng chưa thật đầy đủ của những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Theo Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tương tự pháp luật như sau:
Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.
Theo đó, theo quy định thì sẽ áp dụng tương tự pháp luật khi xảy ra những tình huống thuộc phạm vi điều chỉnh quả pháp luật dân sự nhưng các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự
Có nghĩa là theo thứ tự ưu tiên khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định thì sẽ áp dụng tập quán trước sau đó mới đến áp dụng tương tự pháp luật
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
Quyền dân sự của công dân được bảo vệ theo những phương thức nào?
Theo Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự như sau:
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó, quyền dân sự của công dân sẽ được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật
Theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
- Mùng 2/12 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương, thứ mấy? Có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?
- 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện từ 1/2/2025?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 Công nghệ 9 năm 2024 - 2025 cho học sinh ôn tập?