Những công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024?

Cho tôi hỏi hành chính nhân sự cần làm những công việc quan trọng nào vào cuối năm 2023 đầu năm 2024? Các loại cáo cáo nào doanh nghiệp cần nộp? Mong được giải đáp!

Những công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024?

Dưới đây là một số công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024:

(1) Xem xét lại kế hoạch nhân sự năm 2023 và lên kế hoạch nhân sự năm 2024

Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân lực đáp ứng cho kế hoạch kinh doanh của năm sau. Các công việc cần thực hiện bao gồm:

- Đánh giá lại nhu cầu nhân lực của từng bộ phận, phòng ban.

- Xác định nguồn lực nhân lực hiện có của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực cho năm 2024.

(2) Tiến hành đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực, hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó có cơ sở để khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, phát triển nhân viên. Các công việc cần thực hiện bao gồm:

- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá.

- Thu thập thông tin đánh giá.

- Tổng hợp kết quả đánh giá.

- Gặp gỡ nhân viên để trao đổi kết quả đánh giá.

(3) Thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nhân viên

Các công việc hành chính liên quan đến nhân viên bao gồm:

- Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chế độ lương, thưởng, phúc lợi.

- Chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản.

- Chế độ bồi thường, trợ cấp.

- Chế độ kỷ luật, khen thưởng.

(4) Chuẩn bị hồ sơ báo cáo thuế, bảo hiểm

Đây là công việc cần thực hiện thường xuyên của phòng hành chính nhân sự. Các công việc cần thực hiện bao gồm:

- Lập báo cáo tháng, quý, năm về tình hình sử dụng lao động, tiền lương, bảo hiểm.

- Khai báo thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm.

(5) Ngoài ra, phòng hành chính nhân sự cũng cần thực hiện các công việc khác

- Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên.

- Tham gia các hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực.

- Tham gia các hoạt động đoàn thể, văn hóa, thể thao của doanh nghiệp.

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo!

Những công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024?

Những công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024? (Hình từ Internet)

Các loại cáo cáo nào doanh nghiệp cần nộp giai đoạn đầu năm 2024?

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại báo cáo sau đây cho Nhà nước:

(1) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động:

Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
...

Theo đó, doanh nghiệp cần nộp báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày 10/01/2024.

(2) Báo cáo sử dụng lao động định kỳ

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định

Báo cáo sử dụng lao động
...
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
...

Như vậy, người sử dụng lao động phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trước ngày trước ngày 05/6/2024.

(3) Báo cáo y tế

Căn cứ Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định tuyến cơ sở

Tuyến cơ sở
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).
...
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Như vậy, cơ sở lao động gửi báo cáo y tế lao động trước ngày 10/01/2024.

(4) Báo cáo hình hình tai nạn lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động:

Thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
...

Như vậy, người sử dụng lao động phải gửi báo cáo hình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước ngày 10/01/2024.

(5) Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định

Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Báo cáo định kỳ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
...
b) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện báo cáo định kì về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm trước ngày 15/01/2024.

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất năm 2024?

Căn cứ Mẫu số 01/PLI Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động do người sử dụng lao động lập như sau:

Tải về Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất năm 2024 Tại đây

Trân trọng!

Hành chính nhân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hành chính nhân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Những công việc quan trọng của hành chính nhân sự cần làm đầu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành chính nhân sự là gì? Nhân viên hành chính nhân sự là làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành chính nhân sự
Phan Vũ Hiền Mai
4,149 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào