Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công?

Xin hãy hướng dẫn tôi cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công để tối có thể tự tính thuế mà tôi phải đóng? Câu hỏi của chị Thanh Tuyết (thành phố Bắc Ninh)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công?

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công sẽ được chia thành 02 đối tượng khác nhau, đó là:

- Cá nhân cư trú.

- Cá nhân không cư trú.

Trong đó, cá nhân cư trú lại được tiếp tục chia thành 02 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp trên đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau và đặc biệt chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.

Sau đây là hướng cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công:

Đối với cá nhân cư trú

Tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp:

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.

Theo đó, cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với cá nhân cư trú như sau:

Trường hợp 1: Ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

* Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ [1]

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn [2]

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.

- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức [1]

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn (trình bày ở phần sau).

* Thuế suất

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:

Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).

Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn

Đây là phương pháp tính được số thuế phải nộp đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:

Để dễ hình dùng, có thể tham khảo ví dụ tính thuế theo phương pháp rút gọn sau đây:

Tháng 07/2023, ông A có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 30 triệu đồng. Ông A phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết ông A có 02 người phụ thuộc, trong tháng 07 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế của ông A là 30 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ Ông A được giảm trừ các khoản sau:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc là 2 × 4,4 triệu đồng = 8,8 triệu đồng.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 + 3,15 = 23,95 triệu đồng

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế của ông A là: 30 - 23,95 = 6,05 triệu đồng

Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp thu nhập tính thuế trong tháng là 6,05 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 2. Số thuế phải nộp như sau:

6,05 × 10% - 0,25 trđ = 402,500 đồng

Như vậy, số thuế ông A tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 07/2023 là 402,500 đồng.

Trường hợp 2: Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).

Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%.

Trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Theo đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Đối với cá nhân không cư trú

Có thể hiểu, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Đồng thời, cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).

Nói cách khác, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế;

Trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.

Do đó, cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú như sau:

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức, cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó:

Thu nhập từ tiền công, tiền lương của cá nhân không cư trú: Là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà cá nhân không cư trú nhận được trong kỳ tính thuế.

Tỉ lệ thời gian làm việc tại Việt Nam/Tổng thời gian làm việc của cá nhân không cư trú: Là tỉ lệ thời gian làm việc tại Việt Nam trên tổng thời gian làm việc của cá nhân không cư trú.

Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì thực hiện theo công thức sau:

Để dễ hình dung, có thể tham khảo ví dụ sau đây:

Một cá nhân không cư trú có hợp đồng lao động với một công ty tại Việt Nam với thời hạn 1 năm. Cá nhân này làm việc tại Việt Nam 9 tháng và làm việc tại nước ngoài 3 tháng. Thu nhập từ tiền công, tiền lương của cá nhân này trong năm là 100 triệu đồng.

Tỉ lệ thời gian làm việc tại Việt Nam của cá nhân này là:

(9 tháng/12 tháng) = 0,75

Vậy, thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam của cá nhân này là:

(100 triệu đồng x 0,75) = 75 triệu đồng

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập chịu thuế này được tính theo quy định chung về thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công?

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công? (Hình từ Internet)

Để được hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2024 phải đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định để được hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2024 phải đáp ứng điều kiện sau đây:

- Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

- Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân.

- Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.

- Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.

- Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Cách xác định số thuế thu nhập cá nhân được giảm năm 2024 như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cho người nộp thuế được xét giảm thuế thu nhập cá nhân khi gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.

Trong đó, cách xác định số thuế thu nhập cá nhân được giảm như sau:

- Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.

- Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:

+ Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.

+ Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

+ Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

- Số thuế giảm được xác định như sau:

+ Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.

+ Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.

Trân trọng!

Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế thu nhập cá nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí mua thẻ Golf, chơi Golf cho nhân viên tiếp khách hàng có phải tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tiền đóng phí bảo hiểm sức khỏe ở nước ngoài không phải tính thuế TNCN trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thuê xe đưa đón nhân viên có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu 04/cnv-tncn theo Thông tư 80? Thu nhập từ chuyển nhượng vốn nào phải chịu thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp thẻ đỗ xe miễn phí cho nhân viên có tính thuế TNCN không? Khoản phụ cấp, trợ cấp nào không chịu thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Phụ lục 05-1/PBT-KK-TNCN theo Thông tư 80? Cách kê khai phụ lục 05-1/PBT-KK-TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn phân bổ thuế thu nhập cá nhân của người lao động năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận lợi nhuận từ đầu tư vốn ra nước ngoài thì nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế TNCN cho người làm 2 công ty trong 1 năm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tính thuế TNCN đối với chi phí cho cá nhân người nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế thu nhập cá nhân
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,448 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế thu nhập cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào