Hướng dẫn sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu tại chỗ?
- Hướng dẫn sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu tại chỗ?
- Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn và chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa gồm những gì?
- Trách nhiệm của người nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm những gì?
Hướng dẫn sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu tại chỗ?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
....
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
.....
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài Chính tại Công văn 13870/BTC-TCHQ năm 2023 về việc sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất như sau:
Thực hiện quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; quy định tại khoản 3 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, Bộ Tài chính hướng dẫn nộp chứng từ thay hóa đơn bán hàng đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan bán hàng hóa vào nội địa như sau:
1. Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, người khai hải quan chưa phát hành được hóa đơn bán hàng do chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, thì nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn bán hàng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.
2. Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn bán hàng trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.
Theo đó khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ thì sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng theo hướng dẫn như sau:
- Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa người khai hải quan chưa phát hành được hóa đơn bán hàng do chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua thì nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn bán hàng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.
- Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn bán hàng trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.
Hướng dẫn sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu tại chỗ? (Hình từ Internet)
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn và chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ như sau:
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
.....
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Như vậy, hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn và chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa gồm có:
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Trách nhiệm của người nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm những gì?
Căn cứ quy định điểm b khoản 5 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
....
5. Thủ tục hải quan
....
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
.....
Như vậy, trách nhiệm của người nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm có:
- Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
- Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
- Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
- Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?