Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024?

Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024? Kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào kỳ nào?

Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024?

Hóa đơn đầu vào bị bỏ sót là tình trạng doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các hóa đơn chứng từ mua hàng, dịch vụ vào hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã không khai báo đầy đủ số tiền thuế GTGT mà họ đã nộp khi mua hàng, dịch vụ. Dưới đây là tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024:

[1] Công văn 2718/TCT-KK năm 2024 hướng dẫn khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.

[2] Công văn 1903/TCT-KK năm 2024 khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót sau kiểm tra thuế.

[3] Công văn 2298/TCT-KK năm 2024 khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.

[4] Công văn 860/TCT-KK năm 2017 về kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào sau thời điểm công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

[5] Công văn 4954/TCT-KK năm 2023 về khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.

[6] Công văn 4943/TCT-KK năm 2015 hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024?

Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024? (Hình từ Internet)

Kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào kỳ nào?

Căn cứ theo Mục 3 Công văn 4943/TCT-KK năm 2015 kê khai hóa đơn bỏ sót trên hồ sơ khai thuế như sau:

3. Kê khai hóa đơn trên hồ sơ khai thuế
a) Kê khai hóa đơn bỏ sót
- Khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 quy định “đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:
+ Điều 8 hướng dẫn thời Điểm xác định thuế GTGT:
“1. Đối với bán hàng hóa là thời Điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời Điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời Điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền....”
+ Tiết a, Khoản 5, Điều 12 hướng dẫn: “Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.”
+ Khoản 8 Điều 14 hướng dẫn: “Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau:
- Đối với người bán: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, Điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.
Ví dụ 4: Tháng 04/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 01/2015 chưa kê khai thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung, Điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 01/2015 theo quy định.
- Đối với người mua: thời Điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ví dụ 5: Tháng 05/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 12/2014 chưa kê khai thì NNT kê khai vào “Mục I - Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 05/2015 nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Như vậy, nếu người nộp thuế phát hiện hóa đơn của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau:

- Đối với người mua: Thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung hóa đơn bỏ sót tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

- Đối với người bán: Hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.

Hóa đơn nào được xem là hóa đơn hợp pháp?

Theo quy định khoản 7 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được xem là hóa đơn hợp pháp đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, sử dụng hóa đơn không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn thuộc các trường hợp dưới đây:

- Sử dụng hóa đơn giả.

- Sử dụng hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế.

- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

- Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn bỏ sót 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải lập hóa đơn mới khi xuất hàng mới để giao cho người mua sau khi nhận lại hàng bị trả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số K quy định là bao nhiêu? Hệ số K bao nhiêu là vượt ngưỡng? Sử dụng hóa đơn điện tử vượt ngưỡng hệ số K thì sẽ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 3/2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01/đktđ-hđđt tờ khai đăng ký thông tin sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn theo Nghị định 123?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai địa chỉ theo Nghị định 123 và Thông tư 78?
Hỏi đáp Pháp luật
05 bước hủy hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót theo Thông tư 78 cập nhật mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn điện tử
Dương Thanh Trúc
442 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào