Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet. Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2024 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024), cụ thể:
*Biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với giao dịch loại C:
Đối với Giao dịch loại C thì biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với khách hàng cá nhân là:
[1] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng:
- Khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp;
- Hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
[2] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.
Theo đó, giao dịch loại C phải thỏa mãn một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:
- G ≤ 10 triệu VND.
- G + Tksth > 20 triệu VND.
- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.
Trường hợp 2: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:
- G > 10 triệu VND.
- G ≤ 500 triệu VND.
- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.
Trong đó, giao dịch loại C bao gồm:
- Chuyển tiền trong cùng ngân hàng, khác chủ tài khoản.
- Chuyển tiền liên ngân hàng trong nước.
- Chuyển tiền giữa các ví điện tử.
- Nạp tiền vào Ví điện tử.
- Rút tiền từ Ví điện tử.
Như vậy, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học? (Hình từ Internet)
Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?
Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử công dân Việt Nam như sau:
Danh tính điện tử công dân Việt Nam
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử người nước ngoài như sau:
Danh tính điện tử người nước ngoài
Danh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh của người nước ngoài;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Quốc tịch;
e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Theo đó, hiện nay thông tin sinh trắc học của công dân được sử dụng làm định danh điện tử là ảnh chân dung và vân tay của người đó.
Dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi người đều có một đặc điểm sinh học duy nhất.
Dữ liệu về sinh trắc học của mỗi người có thể bao gồm đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói, vân tay,...
Theo đó thì dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?