Doanh nghiệp nào được sử dụng niêm phong đặc biệt?

Xin cho tôi hỏi, doanh nghiệp nào được sử dụng niêm phong đặc biệt? Hồ sơ thực hiện thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Doanh nghiệp nào được sử dụng niêm phong đặc biệt?

Căn cứ quy định Điều 33 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp quá cảnh như sau:

Chế độ ưu tiên
1. Miễn bảo lãnh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Miễn xuất trình TAD, xuất trình hàng hóa tại cơ quan hải quan, trừ trường hợp Hệ thống ATCS có sự cố.
3. Miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa tại cơ quan hải quan điểm đi, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Được sử dụng niêm phong đặc biệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
5. Thời hạn doanh nghiệp quá cảnh được hưởng chế độ ưu tiên là 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Như vậy, doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS được sử dụng niêm phong đặc biệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận.

Doanh nghiệp nào được sử dụng niêm phong đặc biệt?

Doanh nghiệp nào được sử dụng niêm phong đặc biệt? (Hình từ Internet)

Điều kiện đối với doanh nghiệp quá cảnh về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên như sau:

Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
Doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS nếu đáp ứng đủ các điêu kiện sau:
....
2. Điều kiện về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS:
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS phải đảm bảo lượng tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS tối thiểu bằng 60% tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong 01 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.
.....

Như vậy, điều kiện về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS để doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS được quy định như sau:

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS phải đảm bảo lượng tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS tối thiểu bằng 60% tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong 01 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Hồ sơ thực hiện thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 34 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên như sau:

Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan để đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài): 01 bản chụp;
c) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
d) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp.
....

Theo đó doanh nghiệp đối chiếu với các điều kiện theo quy đinh, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan để đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Hồ sơ thực hiện thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gồm:

- Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài): 01 bản chụp;

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;

- Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được hiểu như thế nào? Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được hiểu như thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Đinh Khắc Vỹ
325 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào