Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ năm 2025?

Hỏi: Có phải vừa ban hành luật quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự thay cho Pháp lệnh bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự đúng không? Mong được giải đáp!

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ năm 2025?

Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật số 25/2023/QH15 (Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023) nhằm quy định về:

- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

- Chế độ, chính sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Việc quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:

[1] Tuân thủ Hiến pháp (bản Hiến pháp đang có hiệu lực thi hành là Hiến pháp 2013) và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

[2] Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.

[3] Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

[4] Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực thi hành sẽ chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 1994

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ năm 2025?

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ năm 2025? (Hình từ Internet)

Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự là gì?

Theo Điều 8 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Thu thập trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại, làm lộ bí mật hồ sơ, tài liệu, thông tin công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Sử dụng trái phép, sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng, phá dỡ công trình quốc phòng và di dời khu quân sự trái quy định của pháp luật.

- Xây dựng, khai thác, đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến kiến trúc, kết cấu, công năng sử dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Cản trở, chống đối việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để trục lợi, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Đây là một quy định mới, cụ thể hơn so với quy định tại Pháp lệnh bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 1994

Theo Điều 9 Pháp lệnh bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 1994 chỉ đề cập đến việc nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, huỷ hoại, phá hoại công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng, khai thác, đặt thiết bị và những hành vi khác làm ảnh hưởng đến cấu trúc, tác dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quy định về phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định về phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:

Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành loại A, loại B, loại C và loại D.
2. Công trình quốc phòng và khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, bao gồm:
...
3. Công trình quốc phòng và khu quân sự loại B phục vụ nhiệm vụ luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ, bao gồm:
...
4. Công trình quốc phòng và khu quân sự loại C phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, bao gồm:
...
5. Công trình quốc phòng và khu quân sự loại D phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội, bao gồm:
...

Nội dung quy định tại Pháp lệnh bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 1994 không có phân loại cụ thể cho các công trình tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 04/CP năm 1995 thì công trình Quốc phòng và khu quân sự được chia như sau:

- Loại 1: Các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng thể hiện nhiệm vụ chiến lược quốc phòng hoặc có tính chất quyết định trong việc bảo vệ và phát huy hiệu quả cao trong chiến đấu.

- Loại 2: Các công trình quốc phòng và khu quân sự quan trọng để phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo

- Loại 3: Các công trình quốc phòng và khu quân sự phục vụ nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, diễn tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của các đơn vị lực lượng vũ trang.

- Loại 4: Các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng nhưng mang tính chất phổ thông; các công trình phục vụ cho việc sơ tán, phòng tránh; các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt cũ hiện thời chưa sử dụng nhưng vẫn được quản lý, bảo vệ để đưa vào sử dụng khi có nhu cầu.

Theo đó, từ 2025 thì công trình Quốc phòng và khu quân sự đã được phân loại thành loại A, B, C, D dựa trên hức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng. Đồng thời cũng đã quy định rõ hơn về từng công trình cụ thể trong từng loại

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư, Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Giao thông từ 1/1/2025 là luật nào? Luật Giao thông đường bộ 2008 áp dụng đến tháng mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 xử phạt giao thông PDF tải về? Nghị định 168 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 49/2024/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Y tế liên tịch ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Viễn thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 12 Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Chu Tường Vy
908 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào