Báo cáo kiểm toán được sử dụng để làm gì?
Báo cáo kiểm toán được sử dụng để làm gì?
Căn cứ quy định Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về giá trị của báo cáo kiểm toán như sau:
Giá trị của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
2. Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
3. Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
4. Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
a) Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
b) Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
Như vậy, báo cáo kiểm toán được sử dụng nhầm mục đích sau:
- Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
- Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
Báo cáo kiểm toán được sử dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định Điều 46 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính như sau:
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
a) Đối tượng của cuộc kiểm toán;
b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
d) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
đ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
e) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
.....
Như vậy, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
- Đối tượng của cuộc kiểm toán;
- Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
- Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
- Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
- Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Các hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập?
Căn cứ quy định Điều 59 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập như sau:
Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;
- Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;
- Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011
- Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011;
Vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
- Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;
- Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
- Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;
- Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
- Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
- Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 Luật Kiểm toán độc lập 2011.
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?