Cao đẳng khác gì đại học? Hình thức đào tạo cao đẳng và đại học ra sao?

Tôi có thắc mắc: Cao đẳng khác gì đại học? Hình thức đào tạo cao đẳng và đại học ra sao? (Câu hỏi của chị Thanh - Thành phố Hồ Chí Minh)

Cao đẳng khác gì đại học? Hình thức đào tạo cao đẳng và đại học ra sao?

Để trả lời cho câu hỏi cao đẳng khác gì đại học , bài viết xin so sánh một số nội dung như sau:


Hệ Cao đẳng

Hệ Đại học

Trình độ đào tạo

(Theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019)

Thuộc giáo dục nghề nghiệp

Thuộc giáo dục đại học

Văn bằng

(Theo Điều 12 Luật Giáo dục 2019)

Bằng tốt nghiệp cao đẳng

Bằng cử nhân

Các hình thức đào tạo cao đẳng và đại học




Hình thức đào tạo cao đẳng gồm:

- Đào tạo theo niên chế.

- Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

- Đào tạo trực tuyến.

(Theo Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH)

Hình thức đào tạo đại học gồm:

- Đào tạo theo niên chế.

- Đào tạo theo tín chỉ.

(Theo Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học bạ Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Thời gian đào tạo

Ngắn hơn đại học từ 2-3 năm.

Dài hơn cao đẳng, từ 4 - 5 năm, một số ngành học đặc thù có thể lên đến 6 - 7 năm.

Điều kiện đầu vào

Xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng thấp hơn điểm đại học và yêu cầu không cao

Đa phần lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển và mức điểm thường cao hơn so với hệ cao đẳng.

Người có thẩm quyền quyết định thành lập và hoạt động của trường

(Theo Điều 52 Luật Giáo dục 2019)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trừ trường cao đẳng sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

*Lưu ý: Nội dung so sánh cao đẳng khác gì đại học trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân biệt hệ cao đẳng khác gì đại học như thế nào?

Cao đẳng khác gì đại học? Hình thức đào tạo cao đẳng và đại học ra sao? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với sinh viên đại học?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì sinh viên có thể bị nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật theo các hình thức như sau:

[1] Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.

[2] Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng.

[3] Đình chỉ học tập có thời hạn: Áp dụng đối với những sinh viên thuộc trường hợp như sau:

- Sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm.

- Sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức:

- Đình chỉ một học kỳ.

- Đình chỉ một năm học.

- Đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

[4] Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên thuộc trường hợp như sau:

- Sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật.

- Sinh viên vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội.

- Sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

Quy trình kỷ luật sinh viên đại học như thế nào?

Theo quy định Điều 10 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, quy trình kỷ luật sinh viên đại học được thực hiện như sau:

Bước 1: Sinh viên làm bản tự kiểm điểm cụ thể:

- Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được.

Bước 2: Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên.

Bước 3: Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học.

Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm.

Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Bước 5: Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Mặt khác, hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:

- Bản tự kiểm Điểm (nếu có).

- Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm Điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

- Biên bản của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

- Các tài liệu có liên quan.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian cơ sở đào tạo nghề sơ cấp thông báo tuyển sinh là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với khoản thu từ học phí chính quy tại các cơ sở giáo dục công lập năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xây dựng giáo trình trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường tiểu học năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cao đẳng khác gì đại học? Hình thức đào tạo cao đẳng và đại học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đề nghị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục
Dương Thanh Trúc
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào