Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào? Người đến tiếp xúc lãnh sự có trách nhiệm gì? Mong được giải đáp!

Tiếp xúc lãnh sự là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự:

Việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự
1. Tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch đến thực hiện việc tiếp xúc lãnh sự.
...

Như vậy, tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với người nước ngoài đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù tại Việt Nam.

Tiếp xúc lãnh sự nhằm mục đích:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù tại Việt Nam.

- Hỗ trợ người nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam.

- Tạo điều kiện cho người nước ngoài liên hệ với gia đình, người thân và các cơ quan đại diện của nước họ tại Việt Nam.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao.

Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?

Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp sau:

- Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam từ chối việc tiếp xúc lãnh sự.

- Vì lý do khẩn cấp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ sở giam giữ.

- Khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở giam giữ.

- Khi cấp cứu người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam hoặc - Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

- Người đến tiếp xúc lãnh sự vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ.

- Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật.

Người đến tiếp xúc lãnh sự có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự:

Trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự
1. Xuất trình giấy giới thiệu tiếp xúc lãnh sự, hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao; người phiên dịch phải có giấy tờ tùy thân và do cơ quan ngoại giao giới thiệu.
2. Chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, chỉ được thực hiện các nội dung tiếp xúc đã nêu trong đề nghị, chịu sự theo dõi, giám sát của cơ sở giam giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án.
Việc gửi thư, quà, tiền, sách báo, các đồ dùng sinh hoạt trong khi tiếp xúc lãnh sự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và Điều 29 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Không được chuyển cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực tiếp xúc lãnh sự.
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không có lời nói, cử chỉ thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
5. Trong quá trình tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cơ sở giam giữ.
6. Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung tiếp xúc lãnh sự.

Theo đó, người đến tiếp xúc lãnh sự có trách nhiệm như sau:

- Xuất trình giấy giới thiệu tiếp xúc lãnh sự, hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao; người phiên dịch phải có giấy tờ tùy thân và do cơ quan ngoại giao giới thiệu.

- Chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, chỉ được thực hiện các nội dung tiếp xúc đã nêu trong đề nghị, chịu sự theo dõi, giám sát của cơ sở giam giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án.

- Không được chuyển cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực tiếp xúc lãnh sự.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không có lời nói, cử chỉ thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

- Trong quá trình tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cơ sở giam giữ.

- Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung tiếp xúc lãnh sự.

- Việc gửi thư, quà, tiền, sách báo, các đồ dùng sinh hoạt trong khi tiếp xúc lãnh sự thực hiện như sau:

+ Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ.

+ Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam được nhận quà không quá ba lần trong 01 tháng.

+ Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Trân trọng!

Quốc tịch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quốc tịch
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tước quốc tịch Việt Nam có được cấp lại thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các căn cứ nào để thôi quốc tịch Việt Nam? Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận tặng cho nhà đất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quốc tịch
Phan Vũ Hiền Mai
857 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào