Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ tạm giam mới nhất

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ tạm giam mới nhất.

1. Người bị tạm giữ tạm giam có được gặp thân nhân, người bào chữa?

Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

(Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015)

Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

Danh sách văn bản hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ tạm giam (Hình từ Internet)

2. Các trường hợp không được thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015, Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015.

Như vậy, nếu thuộc 1 trong các trường hợp trên, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có quyền không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

3. Danh sách văn bản hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015

1

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 số 94/2015/QH13 có hiệu lực 01/01/2018 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam. Một số quy định nổi bật là nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam tại Điều 12, tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 16, phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 18.

2

Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghị định 121/2017/NĐ-CP có hiệu lực quy định về xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng (gọi chung là xây dựng, quản lý, sử dụng) cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.  Một số quy định nổi bật là cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam tại Điều 6, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam tại Điều 10.

3

Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghị định 120/2017/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2018 quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế (gọi chung là chế độ) đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ; việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài. Một số quy định nổi bật là định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 4, xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 11, việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự tại Điều 13.

4

Nghị định 113/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghị định 113/2021/NĐ-CP có hiệu lực 14/12/2021 sửa đổi Nghị định 120/2017/NĐ-CP.

5

Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 27/2018/TT-BQP có hiệu lực 30/04/2018 ban hành kèm Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.

6

Thông tư 23/2018/TT-BQP về quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 23/2018/TT-BQP có hiệu lực 27/04/2018 quy định việc lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội. Một số quy định nổi bật là tổ chức, cá nhân lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam tại Điều 6, lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam tại Điều 9, thời hạn lưu trữ và hủy hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam tại Điều 11.

7

Thông tư 32/2017/TT-BCA về quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam và xử lý vi phạm do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Thông tư 32/2017/TT-BCA có hiệu lực 01/01/2018 quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ buồng tạm giam và xử lý vi phạm. Một số quy định nổi bật là danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam tại Điều 4, việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm tại Điều 5,

8

Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Thông tư 34/2017/TT-BCA có hiệu lực 01/01/2018 quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu. Một số quy định nổi bật là đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 4, việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà tại Điều 9.

9

Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Thông tư 81/2019/TT-BCA có hiệu lực 20/02/2020 quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân. Một số quy định nổi bật là những nội dung phải công khai tại Điều 4,  hình thức công khai tại Điều 5, quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 8.

10

Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ và Hướng dẫn về thẩm quyền ký văn bản thuộc Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 259/QĐ-VKSTC có hiệu lực 20/07/2023 ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Hướng dẫn về thẩm quyền ký văn bản thuộc Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.

13

Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực 12/03/2018 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam. Một số quy định nổi bật là phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 4, phối hợp quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động Điều tra, truy tố tại Điều 8, phối hợp giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa tại Điều 10.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.10.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!