Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng?

Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng? Câu hỏi của chị Thiên Hạnh (tỉnh Long An)

Hình thức trả lương theo thời gian được quy định như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương theo thời gian cụ thể như sau:

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

[1] Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

[2] Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

[3] Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

[4] Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.

Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng?

Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có thể hiểu:

Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ/tuần. Trường hợp thời giờ làm việc theo tuần thì thời gian làm việc không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Về ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày.

Thông thường, mỗi công ty sẽ có quy chế số ngày công làm việc trong tháng khác nhau, tùy vào mỗi quy chế mà sẽ có số ngày công làm việc như 22 ngày, 24 ngày hoặc 26 ngày,...

Tương tự, theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc tính trả trợ cấp ốm đau cho người lao động cũng căn cứ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề chia cho 24 ngày nhân với số ngày nghỉ ốm (dù cho tháng trước liền kề có 24, 25, 26, hay 27 ngày làm việc).

Để làm căn cứ cho việc cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng cho người lao động, việc lựa chọn, áp dụng ngày công tiêu chuẩn một tháng cần được thể hiện trong Quy chế tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

Tiền lương một tháng, số ngày công tiêu chuẩn một tháng phải được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Nếu doanh nghiệp áp dụng ngày công tiêu chuẩn một tháng là 26 ngày công, thì tiền lương tháng trả theo số ngày công làm việc thực tế được tính như sau:

Tiền lương theo tháng = Tiền lương tháng thỏa thuận trong hợp đồng lao động : 26 x số ngày công đi làm thực tế

Ví dụ:

Tiền lương theo tháng: 10 triệu đồng

Số ngày công tiêu chuẩn một tháng: 26 ngày

Số ngày công làm việc thực tế: 25 ngày

Tiền lương thực tế:

Tiền lương thực tế = 10 triệu đồng : 26 ngày x 25 ngày = 9.615.384 đồng

Theo đó, người lao động làm việc đủ số ngày công ở tháng có tổng số ngày làm việc cộng với ngày nghỉ lễ, tết có hưởng lương (nếu có) bằng 26 ngày, thì tiền lương thực tế được trả bằng mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động làm việc đủ số ngày công ở tháng có tổng số ngày làm việc cộng với ngày nghỉ lễ, tết có hưởng lương (nếu có) cao hơn 26 ngày, thì tiền lương thực tế được trả cao hơn mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Ngược lại, người lao động làm việc đủ số ngày công ở tháng có tổng số ngày làm việc cộng với ngày nghỉ lễ, tết có hưởng lương (nếu có) thấp hơn 26 ngày, thì tiền lương thực tế được trả thấp hơn mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, có một trường hợp khác: Do quy định tại điểm a3 khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nội dung doanh nghiệp được lựa chọn số ngày làm việc bình thường trong tháng để tính lương, nên doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính lương tháng theo tháng như sau:

Tiền lương theo tháng = Tiền lương tháng thỏa thuận trong hợp đồng lao động : (số ngày trong tháng - số ngày nghỉ hằng tuần) x số ngày công đi làm thực tế

Ở cách tính này, mức lương người lao động được nhận thường cố định cho tất cả các tháng trong năm, cho dù các tháng có ngày làm việc bình thường khác nhau thì, lương của tháng có số ngày công tối đa là 24 cũng đều bằng lương của tháng có số ngày công tối đa là 26, 27...

Mức tiền lương theo tháng đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động chỉ bị giảm đi khi mà người lao động nghỉ việc không hưởng lương vào ngày làm việc bình thường, hoặc nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Việc áp dụng cách tính lương nào căn cứ vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, được thể hiện ở hợp đồng lao động và Quy chế tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

Tiền lương của người lao động được trả theo các hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương như sau:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Theo đó, tiền lương của người lao động được trả theo các hình thức bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền lương
Nguyễn Trần Cao Kỵ
11,828 lượt xem
Tiền lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội: Mẫu báo cáo thống kê tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết năm 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trả lương cho người lao động theo phân biệt giới tính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 95/2024/TT-BQP chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công ty bắt buộc phải tăng lương cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nâng lương cho người lao động có bắt buộc phải ghi trong hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ hưởng lương 70% do thiếu công việc thì có được miễn chịu thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương tháng nghỉ tết có nhận đủ như các tháng trước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phạt doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng tết cho người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào