Cầm cố tài sản không chính chủ như thế nào là đúng luật?
Hiểu thế nào về cầm cố tài sản không chính chủ?
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Qua đó, tài sản được mang ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên cầm cố
Bên cạnh đó, tài sản không chính chủ là tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của một người hoặc một tổ chức. Tài sản này có thể được sở hữu bởi một người khác, hoặc không có chủ sở hữu.
Như vậy, cầm cố tài sản không chính chủ là việc bên cầm cố giao tài sản không phải thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
Cầm cố tài sản không chính chủ như thế nào là đúng luật? (Hình từ Internet)
Cầm cố tài sản không chính chủ như thế nào là đúng luật?
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định tổ chức cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác thực hiện giao dịch dân sự mà việc cầm cố tài sản chính là một giao dịch dân sự
Tức là, cá nhân tổ chức có thề ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác cầm cố tài sản giúp mình. Trong trường hợp này, bên cầm cố tài sản sẽ đại diện cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
Như vậy, với trường hợp chủ tài sản ủy quyền cho cá nhân tổ chức khác cầm cố tài sản thì lúc này việc càm cố tài sản không chính chủ sẽ là đúng quy định pháp luật
Cầm cố tài sản không chính chủ phạt bao nhiêu tiền?
[1] Đối với bên cầm cố:
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
....
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, bên cầm cố tài sản không chính chủ sẽ có mức phạt cụ thể như sau:
- Cá nhân có hành vi vi phạm: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đồng thời với việc tịch thu số tiền có được do cầm cố tài sản không chính chủ và trả lại tài sản không chính chủ
- Tổ chức có hành vi vi phạm: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời với việc tịch thu số tiền có được do cầm cố tài sản không chính chủ và trả lại tài sản không chính chủ
[2] Đối với bên nhận cầm cố:
Theo điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, về mức phạt hành chính đối với bên nhận cầm cố tài sản không chính chủ cụ thể như sau:
- Cá nhân có hành vi vi phạm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời trả lại tài sản không chính chủ
- Tổ chức có hành vi vi phạm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời với việc trả lại tài sản không chính chủ
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?