Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi: Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị Ngọc Nữ (thành phố Đồng Hới)

Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định thì việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo 04 nguyên tắc, bao gồm:

[1] Nguyên tắc phổ thông

Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ rộng rãi, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

[2] Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc này thể hiện tính công bằng, bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.

[3] Nguyên tắc trực tiếp

Nguyên tắc này thể hiện quyền tự quyết của nhân dân, bảo đảm để cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

[4] Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan, trung thực của cuộc bầu cử, bảo đảm cho cử tri được tự do lựa chọn người đại diện của mình.

Đồng thời, theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là những nguyên tắc cơ bản, không thể xâm phạm. Việc thực hiện các nguyên tắc này là yếu tố quan trọng bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, công bằng, đúng pháp luật.

Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về đơn vị bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cụ thể như sau:

[1] Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo đơn vị bầu cử.

[2] Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội.

Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.

[3] Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Xã, phường, thị trấn được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấp đó ấn định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.

[4] Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.

Những trường hợp nào được thành lập khu vực bỏ phiếu riêng để bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về khu vực bỏ phiếu như sau:

Khu vực bỏ phiếu
1. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân chia thành các khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
4. Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Như vậy, những trường hợp được thành lập khu vực bỏ phiếu riêng để bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, bao gồm:

- Đơn vị vũ trang nhân dân;

- Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;

- Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

Trân trọng!

Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai trong kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp không được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chấp nhận cho đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Bầu cử đại biểu quốc hội mới nhất hiện nay là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải không được bắt giam Đại biểu Quốc hội khi không có sự đồng ý của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu quốc hội là ai? Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Quốc hội
Nguyễn Trần Cao Kỵ
387 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào