Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?

Cho tôi hỏi người bị tạm giam có được ứng cử không? Người ứng cử bị xóa tên trong danh sách ứng cử trong trường hợp nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?

Căn cứ Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam:

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
...
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
...

Theo quy định trên, người bị tạm giam không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tuy nhiên, người bị tạm giam có quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định.

Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?

Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không? Hình từ Internet)

Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định tiêu chuẩn của người ứng cử:

Tiêu chuẩn của người ứng cử
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Như vậy, người ứng cử phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

(1) Người ứng cử đại biểu Quốc hội

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

(2) Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bị xóa tên trong danh sách ứng cử trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 60 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, người ứng cử bị xóa tên trong danh sách ứng cử trong các trường hợp sau:

- Người ứng cử bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang;

- Người ứng cử bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử.

Trân trọng!

Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai trong kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp không được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chấp nhận cho đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Bầu cử đại biểu quốc hội mới nhất hiện nay là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải không được bắt giam Đại biểu Quốc hội khi không có sự đồng ý của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu quốc hội là ai? Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Quốc hội
Phan Vũ Hiền Mai
893 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào