Đại diện người sử dụng lao động được lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động là những tổ chức nào?

Cho tôi hỏi các tổ chức đại diện người sử dụng lao động được tham gia lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động gồm những ai? Mong được giải đáp thắc mắc!

Đại diện người sử dụng lao động được lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động là những tổ chức nào?

Theo Điều 2 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương quy định tại Nghị định này là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Theo đó, những tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động gồm có:

[1] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

[2] Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

[3] Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Khi thực hiện lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động của các tổ chứcđại diện người sử dụng lao động cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ pháp luật

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Đại diện người sử dụng lao động được lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động là những tổ chức nào?

Đại diện người sử dụng lao động được lấy ý kiến xây dựng pháp luật lao động là những tổ chức nào? (Hình từ Internet)

Quy định về trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia ý kiến khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu như sau:

[1] Thu thập, tổng hợp ý kiến, tham gia với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

[2] Phối hợp thực hiện chương trình hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.

[3] Tham gia xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

[4] Phối hợp tổ chức, tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.

[5] Tổng hợp, báo cáo định kỳ (6 tháng và hằng năm) hoặc đột xuất về tình hình quan hệ lao động, đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, gửi cơ quan quản lý nhà nước để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung và hình thức lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật lao động của tổ chức người sử dụng lao động quy định như thế nào?

[1] Nội dung lấy ý kiến: Căn cứ Điều 4 Nghị định 53/2014/NĐ-CP nội dung lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật lao động của tổ chức người sử dụng lao động như sau:

- Chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

- Các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động.

- Báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn.

[2] Hình thức lấy ý kiến: Căn cứ Điều 5 Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định về hình thức lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật lao động của tổ chức người sử dụng lao động như sau:

- Bằng văn bản.

- Thông qua ban soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.

- Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.

Tổ chức sử dụng người lao động cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong việc tham gia ý kiến?

Theo Điều 8 Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm tham gia ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh như sau:

Trách nhiệm tham gia ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh
1. Thu thập, tổng hợp, lấy ý kiến các thành viên, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình về những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này để tham gia với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu.
2. Cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo và phát biểu tham gia ý kiến về những nội dung được trao đổi, thảo luận tại hội nghị, hội thảo do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và mời tham dự.
3. Cử người tham gia tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu để triển khai thực hiện những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Theo đó, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia ý kiến xây dựng pháp luật lao động như sau:

- Thu thập, tổng hợp, lấy ý kiến các thành viên, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình về những nội dung lấy ý kiến theo quy định để tham gia với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu.

- Cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo và phát biểu tham gia ý kiến về những nội dung được trao đổi, thảo luận tại hội nghị, hội thảo do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và mời tham dự.

- Cử người tham gia tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu để triển khai thực hiện những nội dung đã lấy ý kiến

- Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Trân trọng!

Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin gì khi giao kết hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nào có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu? Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đối với yêu cầu của người lao động được thực hiện khi đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động sa thải lao động nữ mang thai trái luật có buộc phải nhận trở lại làm việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người sử dụng lao động
Chu Tường Vy
476 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào