Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 11. Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
[...]
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng là:
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần.
Lưu ý: người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 5. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy
ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025 là:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy
ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP
Lưu ý, người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Từ 1/1/2025, tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 13. Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 của Nghị định này mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
2. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện vào lần tiếp theo trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Lưu ý: Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không áp dụng đối với trường hợp nào?
- Quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được quy định như thế nào?
- Dàn ý thảo luận vai trò của công nghệ đối với đời sống con người lớp 7 chi tiết 2025?
- Mẫu bài viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương năm 2025?
- Cách tính tiền thuê đất trong trường hợp chuyển từ thuê đất trả tiền hằng năm sang thuê đất trả tiền một lần theo Nghị định 103?