Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học từ ngày 15/01/2024?
Lương giáo viên trường dự bị đại học từ 15/01/2024 được xếp như thế nào?
Ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học.
Theo đó, tại Điều 9 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định lương giáo viên trường dự bị đại học từ 15/01/2024 được xếp theo bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cụ thể như sau:
Theo đó, mức lương của giáo viên trường dự bị đại học được tính theo công thức sau:
Mức lương = Hệ số lương X Mức lương cơ sở
Ví dụ: Một giáo viên dự bị đại học hạng 3 có hệ số lương là 3,80 và mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng thì mức lương hiện hưởng của giáo viên đó là:
Mức lương = 3,80 X 1,8 triệu đồng/tháng = 6,84 triệu đồng/tháng
Ngoài lương cơ sở và hệ số lương, giáo viên dự bị đại học còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,...
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học từ ngày 15/01/2024? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học từ ngày 15/01/2024?
Theo Điều 7 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học được quy định như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học mới được tuyển dụng.
Theo đó, nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học được quy định như sau:
- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp.
- Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học mới được tuyển dụng.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối giáo viên dự bị đại học hạng 2 như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối giáo viên dự bị đại học hạng 2 như sau:
[1] Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục dự bị đại học và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
[2] Có khả năng đề xuất phương án điều chỉnh linh hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; có khả năng thiết kế, xây dựng bài học phù hợp với các chủ đề trong chương trình giáo dục dự bị đại học;
[3] Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học; các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh;
[4] Vận dụng các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
[5] Chủ động, tích cực tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
[6] Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
[7] Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
[8] Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc được nhận bằng khen cấp bộ, ban, ngành trở lên do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục dự bị đại học;
[9] Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 2 (mã số V.07.07.18) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 3 (mã số V.07.07.19) hoặc
Tương đương đủ từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Lưu ý: Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/01/2024!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?