Tổng hợp các bản cam kết trong hôn nhân gia đình mới nhất năm 2024?
Tổng hợp các bản cam kết trong hôn nhân gia đình mới nhất năm 2024?
[1] Mẫu Bản cam kết
Tải về mẫu bản cam kết Tại đây
[2] Mẫu bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng
Tải về mẫu bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng Tại
[3] Mẫu bản cam kết không ngoại tình
Tải về mẫu bản cam kết không ngoại tình Tại đây
Tổng hợp các bản cam kết trong hôn nhân gia đình mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Bản cam kết vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Căn chứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trong một số trường hợp, bản cam kết được xác lập trên một số giao dịch dân sự, do vậy bản cam kết có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Theo đó, bản cam kết vô hiệu khi không có một trong các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bản cam kết có phải là văn bản hành chính không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định các loại văn bản hành chính:
Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo đó, bản cam kết là bản thỏa thuận trong giao dịch dân sự và không phải là văn bản hành chính.
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau:
- Nghị quyết (cá biệt);
- Quyết định (cá biệt);
- Chỉ thị;
- Quy chế;
- Quy định;
- Thông cáo;
- Thông báo;
- Hướng dẫn;
- Chương trình;
- Kế hoạch;
- Phương án;
- Đề án, dự án;
- Báo cáo;
- Biên bản;
- Tờ trình;
- Hợp đồng;
- Công văn, công điện;
- Bản ghi nhớ, bản thỏa thuận;
- Giấy ủy quyền;
- Giấy mời;
- Giấy giới thiệu;
- Giấy nghỉ phép;
- Phiếu gửi, phiếu chuyển;
- Phiếu báo, thư công.
Thể thức văn bản hành chính có các thành phần nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định thể thức văn bản:
Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
...
Theo đó, thể thức văn bản hành chính có các thành phần sau:
- Các thành phần chính, bao gồm:
+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Số, ký hiệu của văn bản.
+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản.
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
+ Nơi nhận.
- Các thành phần khác, bao gồm:
+ Phụ lục.
+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
+ Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử;
+ Trang thông tin điện tử;
+ Số điện thoại;
+ Số Fax;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?